Những phát hiện về vạn vật và con người (phần 87)

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Những phát hiện về vạn vật và con người (phần 87)

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 14:24

Vào thời này, thư từ đã trở thành một dạng thông tin quen thuộc giữa các nhà khoa học. Ví dụ, ở Paris, các nhà khoa học viết các ý tưởng của mình trong một lá thư gởi cho một người bạn, thuê in thành hàng trăm bản rồi gởi đi.

Phần XI

Khoa học trở thành phổ cập

Khoa học chỉ có thể tiến tới.

Galileo. Đối thoại (1632)

Chương 50 - Nghị trường các nhà khoa học

Vescartes từng nhận định, Thông thường, các chân lý được khám phá bởi một cá nhân hơn là bởi một quốc gia. Các thế hệ từng sản sinh ra những Galileo, Vesalius, Harvey và Malpighi cần có những diễn đàn khoa học mới để tập hợp lại những chân lý đã được các cá nhân khám phá ra, để làm giàu lẫn cho nhau và để giúp ích cho các nhà khám phá khác ở khắp nơi. Các cộng đồng khoa học trở thành những nghị trường các nhà khoa học trong đó người ta sử dụng các ngôn ngữ địa phương. Nội dung không cần phải là những đề tài to lớn, mà chỉ cần có những điều thú vị, lạ thường, hay mới mẻ là đủ. Những ranh giới trở thành mờ nhạt giữa khoa học và kỹ thuật, giữa nhà chuyên nghiệp và người nghiệp dư. Từ những động tác mới để trao đổi thông tin đã phát xuất một khái niệm mới gia tăng về khoa học.

Nghị trường các nhà khoa học cần có một loại chính khách hay chính trị gia mới về khoa học có sở trường kích thích, hun đúc và hòa giải. Người này phải là bạn của những con người vĩ đại và đầy tham vọng, nhưng không thể là một đối thủ cạnh tranh về danh tiếng với những người đó. Họ phải thành thạo các ngôn ngữ địa phương chính, vì từ thế kỷ 16 và 17, ít có nhà khoa học nào nói các thứ tiếng khác ngoại trừ tiếng mẹ đẻ của mình và nhiều nhà khoa học danh tiếng không còn viết các tác phẩm của mình bằng tiếng La tinh nữa.

Martin Mersenne (1588-1648) là một kiểu mẫu đích thực cho Con người khoa học mới này. Ông sinh trưởng trong một gia đình lao động ở miền tây bắc nước Pháp. Sau khi theo học tại một trường trung học Dòng Tên và học thần học tại Đại học Sorbonne, ông gia nhập dòng Phanxicô và sống trong một tu viện của dòng tại Paris gần công trường Vosges. Ngoại trừ những chuyến đi ngắn, Mersenne đã ở lại trong nhà dòng này suốt đời. Tính thiện cảm và lôi cuốn của ông đã làm cho tu viện trở thành một trung tâm sinh hoạt khoa học cho thành phố Paris và giúp làm cho Paris trở thành một trung tâm trí thức của châu Âu. Mersenne đã qui tụ tại tu viện này một số nhà khoa học năng nổ nhất, ham tìm tòi nhất của thời đại và không chỉ ở Pháp. Các hội nghị của ông có sự hiện diện của những nhà khoa học nổi tiếng như Pierre Gassendi (bạn thân của Galileo và Kepler), hai cha con Descartes và nhiều người khác nữa. Thư từ của Mersenne viết đi rất nhiều nơi, từ Luân Đôn tới Tunisia, Syria và Constantinople, thu thập những ý tưởng và khám phá mới nhất của Huygens, van Helmont, Hobbes và Torricelli. Chính tại căn phòng của Mersenne ở tu viện mà Pascal đã gặp Descartes lần đầu tiên.

Mersenne đã khai triển một cuộc trao đổi đặc biệt tích cực với nước Anh, qua việc nhập khẩu sách báo tiếng Anh vào Pháp và cung cấp sách báo tiếng Pháp cho các nhà khoa học Anh. Tại đó ông đã gợi hứng cho một hội nghị trường khoa học có tính cách bài bản hơn. Người đã đứng ra qui tụ tất cả lại là một người không mấy danh tiếng tên là Henry Oldenburg (1617-1677), một người không thuộc giới khoa học gia lớn của thế hệ mình, nhưng là người có tài tổ chức và gợi hứng cho những nhà khoa học lớn.

Oldenburg sinh tại thành phố Bremen phồn thịnh, là con của một giáo sư y khoa và triết học. Ông học tiếng La tinh, Hi Lạp và Híp rri, đậu bằng Thạc sĩ Thần học, rồi đi học tiếp ở Đại học Ultreetch. Trong khoảng chục năm sau đó, ông làm gia sư cho những nhà quí tộc trẻ người Anh, ông đi thăm các nước Pháp, ý, Thụy Sỹ và Đức, thông thạo tiếng Pháp, ý, Anh, ngoài tiếng Đức là tiếng mẹ đẻ của mình.

Oldenburg bị mê hoặc bởi nhãn giới mới của mình về khoa học. Tôi đã bắt đầu kết bạn với một số ít người có quyết tâm đi vào những khoa học vững chắc hơn, chứ không đi vào những lãnh vực khác và là những người đã chán ngấy khoa Thần học Kinh viện và khoa Triết học Duy danh. Họ là những đồ đệ của chính thiên nhiên và của chân lý và hơn nữa, họ đánh giá rằng thế giới đã không quá già, cũng như thời đại của chúng ta không quá yếu hèn, vì thế vẫn còn nhiều điều đáng để thực hiện.

Vòng bạn bè của Oldenburg không còn giới hạn vào những cư dân lỗi lạc và đáng kính của một thủ đô, mà nay đã trở thành một tập đoàn vô hình. Để tiếng nói của mình được lắng nghe ở Hội khoa học Hoàng gia ở Luân Đôn, không còn cần phải đến dự một cuộc họp. John Beale có thể viết từ Herefordshire ở miền tây nước Anh để mô tả những vấn đề về các vườn cây trái, đưa ra những lời khuyên về cách làm rượu táo tốt nhất và cung cấp những phương thuốc chữa bách bệnh do ông tìm ra để giúp những nông dân mắc bệnh. Nathaniel Fairfax viết từ Suffolk để báo cáo về sự kiện có những người ăn thịt nhện và thịt cóc. Nhưng danh sách này cũng bao gồm John Flamsteed, viết từ Derbyshire về thiên văn học và Martin Lister, viết từ York về sinh học. Đương nhiên cũng có những thư từ qua lại thường xuyên từ Boyle và Newton.

Mối quen biết rộng rãi và sự thông thạo các ngôn ngữ của Oldenburg mang lại cho ông nhiều lợi ích to lớn. Lượng thư từ ngày càng mở rộng và cùng với những sách được gởi tới, các lá thư cung cấp những đề tài cho các cuộc hội hàng tuần của hiệp hội. Năm 1668, Oldenburg báo cáo rằng chức vụ Thư ký Hiệp hội của ông có vai trò bảo đảm việc hoàn thành những nhiệm vụ thử nghiệm được giao phó, viết các thư từ gởi ra nước ngoài và liên lạc thư từ đều đặn ít là ba mươi nhà khoa học nước ngoài, chăm lo việc tìm tòi và đáp ứng những yêu cầu ở nước ngoài về những vấn đề triết học.

Vào thời này, thư từ đã trở thành một dạng thông tin quen thuộc giữa các nhà khoa học. Ví dụ, ở Paris, các nhà khoa học viết các ý tưởng của mình trong một lá thơ gởi cho một người bạn, thuê in thành hàng trăm bản rồi gởi đi.

Rõ ràng viết bằng thư thì có nhiều lợi thế hơn viết thành sách. Trong khi các tác phẩm khoa học thường là những bộ sách dày cộm dễ bị cản trở do việc kiểm duyệt, thì những ý tưởng mới lạ trong một lá thư có thể thoát được sự để ý hay có thể được gởi đi bằng đường bưu điện bình thường. Hồi đó chưa có các chuyến gởi bưu kiện đều đặn, nhưng ngay ở thế kỷ 17 bưu điện thường cũng đã có thể chạy mỗi tuần một lần giữa Luân Đôn, Paris và Amsterdam.

Thư từ được viết bằng mọi ngôn ngữ địa phương chính ở châu Âu. Nhà khoa học nghiệp dư Leewenhoek không biết La tinh nên đã viết thư bằng tiếng Hà Lan là tiếng mẹ đẻ của mình. Oldenburg sẽ tóm tắt hay dịch những thư như thế sang tiếng Anh, từ đó người ta sẽ dịch sang tiếng Pháp để phổ biến tại Pháp. Không biết tiếng La tinh không còn là một trở ngại khiến những ai có đầu óc và sáng kiến bị gạt ra ngoài cộng đồng các nhà khoa học.

Còn tiếp

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến225 khách


cron