Công trình vừa nhận giải sáng tạo khoa học đã chết yểu'

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Công trình vừa nhận giải sáng tạo khoa học đã chết yểu'

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 14:39

Công trình Các giải pháp kỹ thuật đồng bộ để nâng công suất sản xuất axit sunfuaric và giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao là 1 trong 3 công trình đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo KHCN 2002. Tuy nhiên, chỉ hơn một tháng sau khi đăng quang, ngày 28/4 vừa qua, dây chuyền ứng dụng giải pháp này đã ngừng hoạt động.

Theo giải pháp mà công trình đề ra, Công ty Supe Lâm Thao đã tận dụng pyrit Giáp Lai nghèo lưu huỳnh do Liên Xô giúp khai thác ở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ), phối trộn với lưu huỳnh nhập nội, làm nguyên liệu cho dây chuyền sản xuất axit sunfuaric. Dây chuyền này có ưu điểm là tận dụng được nguyên liệu pyrit trong nước, và làm giảm triệt để chất thải gây ô nhiễm (như khói bụi, SO2 và axít).

Tuy nhiên, lúc này, dây chuyền đã ngừng hoạt động sau khi đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo đầu tiên về môi trường. Tại nhà máy, nhiều thiết bị đã được dỡ ra, trừ những thứ mà cán bộ kỹ thuật bảo là dùng cho công nghệ khác sắp được dựng lên. Bộ phận xử lý nồi hơi, cân bằng nhiệt đều đang được dỡ bỏ.

Tiến sĩ Ngô Mạnh Hoài, trưởng ban kỹ thuật của Tổng Công ty hóa chất Việt Nam, đơn vị chủ quản của Công ty Supe, cho biết thông thường khấu hao một dây chuyền phải 7-8 năm, một thiết bị phải 10 năm và tuổi thọ của vùng nguyên liệu phục vụ dây chuyền ít nhất phải 20 năm. Trong khi đó, dây chuyền áp dụng Các giải pháp kỹ thuật đồng bộ  tính từ năm 1997 là thời điểm được đưa vào vận hành đến hôm ngừng hoạt động mới được 6 năm. Nguyên nhân chính là pyrit Giáp Lai đã cạn. Tiến sĩ Hoài thừa nhận, do phối trộn pyrit Giáp Lai với lưu huỳnh, vùng nguyên liệu mới kéo dài được như thế. Bằng không, mỏ còn đoản thọ hơn, chỉ 2-3 năm là hết.

Chị Lê Thị Lan, cán bộ phòng An toàn của công ty, xác nhận dây chuyền trị giá 100 tỷ đồng chạy bằng pyrit Giáp Lai trộn lưu huỳnh ngoại nhập đúng là đã dỡ và chỉ có thể tận dụng lại bộ phận hấp thụ. Một bộ phận khác trị giá hơn 30 tỷ đồng của dây chuyền mới lắp đặt và chạy thử một hai lần.

Vấn đề ở đây là tại sao biết không còn nguyên liệu để Các giải pháp kỹ thuật đồng bộ hoạt động, mà Công ty Supe vẫn lắp đặt thêm khu lò ấy, gây nên sự lãng phí lớn. Kỹ sư Nguyễn Minh Tính, cán bộ kỹ thuật, cho biết công trình do Nga viện trợ không hoàn lại nên cho thì cứ lắp. Cũng theo các kỹ sư công ty, việc thay thế dây chuyền đã hết thời bằng dây chuyền mới chạy bằng lưu huỳnh nhập là cần thiết, vì đốt lưu huỳnh rẻ hơn 50.000-100.000 đồng/tấn so với hỗn hợp nguyên liệu được đề xuất trong công trình.

Tuy nhiên, dư luận còn thắc mắc về việc Công ty Supe cho mang công trình biết chắc sắp qua đời đó đi dự giải, và tác giả trình bày thế nào (thủ tục bắt buộc) trước hội đồng khoa học về nguồn nguyên liệu cho dây chuyền. Kỹ sư Nguyễn Văn Loan, Phó giám đốc công ty và là đại diện của nhóm tác giả, nói: Bọn mình không quan tâm trữ lượng pyrit dài hay ngắn.

(Theo Tiền Phong)

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến306 khách


cron