Chuẩn bị có máy tính... 12 USD
Trong một dịp đi dạo trên đường phố Bangalore, Ân Độ, Derek Lomas, kĩ sư mới tốt nghiệp đại học tình cờ mua được máy điện tử 4 nút Nintendo “nhái” của Trung Quốc. Những máy chơi game này được bán với giá chỉ từ 10-20 USD/chiếc, cắm vào tivi và điều khiên bằng tay cầm hoặc... bàn phím “máy tính” đi kèm.
Sau khi thử qua, Lomas nảy ra ý tưởng “tại sao không thiết kế lại để ứng dụng sản phẩm này vào công tác giáo dục?” Nói là làm, anh cùng vài nhà thiết kế và kĩ sư từ khắp nơi trên thế giới: Ghana, Brazil, Peru & Ấn độ vừa trình bày dự án đầy tham vọng của mình tại Đại hội thiết kế quốc tế do học viện công nghệ Massachuset (MIT) Mĩ tổ chức, nhằm thu hút các nhà phát triển sản phẩm cho các quốc gia thuộc thế giới thứ Ba.
Sản phẩm của nhóm tại đại hội đã thành hình hơn: có thêm thẻ nhớ USB, kết nối không dây cùng bản đề cương cho các phần mềm giáo dục. Dù mới chỉ ở mức ý tưởng, Lomas cho biết vài tổ chức kinh doanh đang tỏ ra quan tâm đến dự án của anh.
Theo Thomas, tại những quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, nơi chỉ có nửa dân số có TV, chứ đừng nói tới máy tính, những thiết bị như của anh sẽ mang tới cho họ cả một cuốc cách mạng công nghệ. Ở nông thôn Ấn Độ, người ta chỉ cần biết “mổ cò” cũng đủ có thu nhập vượt trội thay vì cúi mặt vào làm nông. Vấn đề lớn nhất là tìm công cụ làm việc, và “máy tính” của Thomas sẽ là giải pháp tốt nhất.
Liệu có khả thi?
Ý tưởng “máy tính 12 USD” thoạt nghe có vẻ viển vông như máy tính 100 USD XO của tổ chức OLPC (One Laptop Per Child). Dự án của OLPC rốt cục không được như mong đợi, do XO thành phẩm nhảy lên tới 187 USD/chiếc. Vì lẽ đó, cái giá 12 USD gây chú ý rất lớn, mặc dù như một chuyên viên máy tính chỉ ra “nó chỉ hơn cái máy tính Casio bỏ túi một chút”.
Ông Rob Enderle, - một chuyên viên phân tích công nghệ tại thung lũng Silicon - bình luận: “Đây quả là ý tưởng độc đáo để vạch ra giới hạn giá thấp nhất của máy tính. OLPC từng cố chứng minh máy tính rẻ nhất có giá 100 USD, nhưng rốt cuộc thất bại với mức giá gần 200 USD”. Với những quốc gia đang phát triển, giá “máy tính” của Lomas quả là cực kì ấn tượng: “12 USD đã là quá nhiều với họ - những người chỉ cần vài chức năng cơ bản. Đáng lạc quan nhất là do máy gốc có giá chỉ 12 USD, dù có thêm vào hàng tá “phụ kiện” loại rẻ, giá sản phẩm vẫn nằm dưới 50 USD
Chủ tịch dự án OLPC, Chuck Kane lại nghĩ khác: “Tôi khen ngợi mọi nỗ lực dành cho các quốc gia đang phát triển, nhưng so máy 12 USD với OLPC cứ như so táo và cam vậy”. Quả thật, XO và đối thủ đồng cân của nó, Intel Classmate khác hẳn với ý tưởng của Lomas. XO là laptop thứ thiệt, chỉ có điều năng lực thuộc loại thấp trong dòng mấy tính xách tay.
Walter Bender, cựu lãnh đạo OLPC bày tỏ hào hứng với ý tưởng của Lomas, mặc dù thừa nhận nó thiếu thực tế: “Chúng ta đang tự bó hẹp mình vào cách sử dụng máy tính “đúng đắn”. Ý tưởng [của Lomas] này là một trong những cách tiếp cận khác biệt, phù hợp nhu cầu nhiều người vốn đang bị các hãng sản xuất máy tính phớt lờ"
Còn Steve Baker, chuyên viên của hãng nghiên cứu NPD Group bình luận từ góc nhìn của nhà kinh doanh: “Nhìn chung, các hãng máy tính đang quay sang thị trường các quốc gia đang phát triển: Trung Quốc, Brasil, Ấn Độ. Thị trường châu Âu, Bắc Mĩ đã quá "già" và khó chen chân vào thêm. Ý tưởng của Lomas tại hội thảo MIT khá hay, nhưng đưa được nó vào hiện thực không lại là việc khác”
Ý tưởng của XO rất tuyệt vời, nhưng đưa được nó vào thực tiễn và thuyết phục mọi người sử dụng sản phẩm lại khó khăn gấp bội. Dự án này [của nhóm Lomas] cũng sẽ phải đối đầu với từng đó khó khăn. Có lẽ phủ song điện lưới trên toàn đất Ấn Độ còn khả thi hơn”.
Hoàng Hải
Theo ABCnews