3G ở Việt Nam trong mắt chuyên gia Nhật
Ông Yoshitaka Matsubara là một nhà đầu tư và nhà nghiên cứu thị trường thông thạo về Viễn thông & CNTT, hiện là Chủ tịch của Alliant, Nhật Bản, một tập đoàn cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược và gia nhập thị trường cho các công ty công nghệ cao. Đã từng đến Việt Nam nhiều lần, Yoshitaka Matsubara hiểu rất rõ về thị trường và văn hóa Việt Nam, và đặc biệt ông rất quan tâm tới tiềm năng phát triển công nghệ 3G tại đất nước này.
Dân trí đã có buổi nói chuyện với ông Yoshitaka Matsubara về tiềm năng của mạng di động 3G ở Nhật Bản và Việt
Xin ông cho biết về thị trường 3G tại Nhật Bản và xu hướng phát triển của nó?
Ông Yoshitaka Matsubara: Theo thống kê của công ty Impress (Nhật Bản), tính đến cuối năm 2006, có gần 93 triệu thuê bao 2G và 3G tại Nhật, trong đó gần 56 triệu là thuê bao 3G. Ba nhà khai thác 3G: KDDI dùng công nghệ CDMA2000 1x EV-DO, NTT DoCoMo dùng WCDMA và SoftBankMobile (VodaFone cũ) dùng WCDMA.
Trước tháng 3/2008, chúng tôi ước tính sẽ có gần 100 triệu thuê bao, tăng chút ít trong tổng số thuê bao, nhưng tổng số người dùng 3G sẽ tăng khoảng 88 triệu, hay tăng trên 50% trong vòng 15 tháng. Trong nhóm người dùng 3G này, sẽ có trên 25 triệu người sử dụng 3,5G (hoặc CDMA 1x EV-DO Rev. A và HSDPA).
Các ứng dụng dữ liệu tại Nhật Bản và mức phát triển của nó phát triển ra sao, thưa ông? Đặc biệt là tác động của BREW đối với ngành CNTT ở đó?
Tại Nhật Bản, chúng tôi thấy đa số người dùng 3G thuộc lứa tuổi 30 hoặc trẻ hơn, đặc biệt là lứa tuổi 20. Các dịch vụ dữ liệu di động đang trở nên cần thiết đối với những người này, bất chấp kinh doanh hoặc giải trí. Các phương pháp thông tin liên lạc như email cá nhân hoặc công ty bằng máy tính để bàn hoặc xách tay hiện đang nhanh chóng bị thay thế bởi các PDA (thiết bị trợ giúp cá nhân) để trả lời thuận tiện và nhanh chóng. Nhiều dịch vụ dữ liệu di động có giá trị mới, như thương mại điện tử, thương mại di động, GPS (định vị), videophone, cũng đã trở thành dịch vụ mà họ sử dụng hàng ngày.
Giới thiệu về ông Yoshitaka Matsubara: Ông Yoshitaka Matsubara đã giữ nhiều chức vụ khác nhau trong các tổ chức có liên quan với Internet và các ủy ban công cộng. Là người rất nổi tiếng trong việc khởi xướng các công nghiệp LAN và Internet tại Nhật Bản với chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Điều Hành triển lãm Network + Interop Tokyo (nhiệm kỳ 7 năm). - Chức vụ hiện nay. Chủ tịch của ALLIANT Inc.,(Nhật Bản), cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược và gia nhập thị trường cho các công ty công nghệ cao. Hội đồng tư vấn của Cyberworld (Việt Nam). Hội đồng Quản trị của Intruguard Devices, Inc.(Hoa Kỳ). Hội đồng Quản trị của Global Venture Capital (Nhật Bản) Phó Chủ Nhiệm của Impress R&D (Nhật Bản)
Từ khoảng tháng 3/2003, KDDI, lúc bấy giờ vừa mới nâng cấp từ 2G lên CDMA2000 1X với dưới 500.000 thuê bao, đã giới thiệu những dịch vụ BREW có thể download, lập tức họ được công nhận là một trong những môi trường dữ liệu di động được hoan nghênh đối với cộng đồng CNTT trong nước. Trong thời gian chưa đầy 18 tháng, họ đã tăng số thuê bao 3G lên trên 15 triệu, trên 480 ứng dụng và nội dung BREW khác nhau. Có lẽ, các lý do chính của hiện tượng này là sự kết hợp để có một môi trường hợp tác thuận tiện cho các nhà phát triển ứng dụng trong nước để cùng nhau xây dựng và giới thiệu các dịch vụ khác nhau với công năng thu hút lượng người nhiệt tình với dữ liệu di động ủng hộ sử dụng các dịch vụ này.
Tại sao phát triển 3G và ứng dụng di động ở Nhật lại quá nhanh như thế, thưa ông?
Cá nhân tôi tin rằng kết hợp công năng dữ liệu băng rộng di động 3G với nhiều ứng dụng dữ liệu di động sẽ cho phép người dùng liên lạc và hoạt động rất thuận lợi tại bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Mạng 3G với truy cập dữ liệu băng rộng di động tốt nhưng có rất ít ứng dụng để cho người dùng hoạt động, thì nó sẽ không tăng trưởng nhanh được, cũng như một mạng với nhiều ứng dụng nhưng truy cập dữ liệu di động kém cũng sẽ tăng trưởng không đáng kể.
Như tôi đã nói, KDDI đã thành công vì họ có EV-DO cùng dịch vụ BREW; EV-DO là mạng dữ liệu di động rất tốt, còn BREW là nền để cho tất cả thành viên cộng đồng CNTT hợp tác, không chỉ cho các nhà cung cấp nội dung hoặc ứng dụng mà còn cho các đối tác để quảng bá dịch vụ của họ qua khai thác của KDDI. Hiện nay, có hàng ngàn ứng dụng BREW để cho thuê bao của KDDI sử dụng, nên mỗi người có thể chọn dịch vụ dữ liệu cho hoạt động hàng ngày của họ.
Chúng tôi nghe nói ông đã viếng thăm Việt Nam nhiều lần, và là người quen thuộc với Thị trường và văn hóa Việt Nam, xin ông chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của ông về các tiềm năng của 3G, ứng dụng dữ liệu di động và BREW tại thị trường Việt Nam?
Việt Nam đã áp dụng cách tiếp cận tốt nhất có thể được để “nhảy vọt” từ những mạng điện thoại cố định giới hạn và 2G sang các dịch vụ ADSL và mạng CDMA cho cả hai loại dịch vụ thoại và dữ liệu di động. Tôi cũng rất có ấn tượng với tất cả các nhà khai thác 3G CDMA trong việc giới thiệu công năng EV-DO cho những hoạt động khai thác của họ nữa. Việt Nam có cơ hội lớn lao để bắt kịp khu vực còn lại, và ngay cả “vượt qua mặt” nếu EV-DO (và Rev. A) được triển khai trong cả nước.
Chúng tôi rất ngạc nhiên với tốc độ phát triển thuê bao Internet tại Việt Nam. Năm năm trước chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng Việt Nam có khả năng là một thị trường của dịch vụ nội dung/ứng dụng. Nay thì Việt Nam đã là một thị trường tiềm năng nhất đối với các dịch vụ dựa trên IP và Internet này.
Tôi cũng rất trân trọng đối với thế hệ trẻ tại Việt Nam về những thành quả hiện nay và vừa rồi trong nhiều cuộc thi quốc tế, trong khi họ không có tất cả hạ tầng và tiện nghi như nước chúng tôi hoặc các nước phát triển khác, nhưng họ đã chứng tỏ cho mọi người chúng tôi thấy tài năng, quyết tâm và đầu óc sáng tạo cao của họ.
3G dứt khoát là thứ PHẢI có không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Nhiệt tình của giới trẻ Việt Nam để đối mặt với những thách thức trong ngành dữ liệu di động, và nền BREW sẽ là sự kết hợp tốt nhất cho Việt Nam để đứng đầu trong công nghiệp này, ở trong nước, trong khu vực và quốc tế. Đối với thị trường Việt Nam, trừ khi các nhà khai thác chuẩn bị để tập trung lại từ “cạnh tranh giá cả” đến “cạnh tranh chất lượng” và từ dịch vụ thoại/dữ liệu đơn giản sang dịch vụ dữ liệu di động (và dữ liệu vô tuyến) phong phú, các tiềm năng đáng kể sẽ chậm đến tại thị trường này.
Ông có kiến thức rộng rãi và kinh nghiệm sâu rộng trong công nghiệp CNTT, những quan hệ tốt với thị trường di động, ông có khuyến cáo nào cho chúng tôi không?
Việt Nam nên có những quy định linh hoạt hơn đối với game online và các ứng dụng và nội dung dựa trên IP khác. Đây là nền tảng tốt và nhanh cho dịch vụ 3G trong tương lai. Nhà khai thác nên triển khai EV-DO hoặc WCDMA, HSDPA,v.v… càng sớm càng tốt, ứng dụng BREW cho một môi trường chung để cho phép cộng đồng CNTT trong nước tạo ra và hợp tác trong cung cấp dịch vụ.
Giới trẻ Việt Nam nên học và làm quen với cơ hội mới này, sẵn sàng tham gia vào ngành tiềm năng nhất trong ít nhất một số thập niên sắp tới. Theo dõi chặt chẽ và đăng ký theo học các khóa đào tạo về phát triển ứng dụng dữ liệu di động càng nhiều càng tốt.
Xin cảm ơn ông!
Bảo Trung tổng hợp