Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ý tưởng chia lũ sông Mekong là hoàn toàn khả thi

Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 7 2010, 14:21
gửi bởi YTSTNews

Kỹ sư địa chất Lương Thế Long đã khẳng định như vậy, sau khi trao đổi với tác giả Phạm Văn Quang và xem xét thêm các tư liệu địa chất về khu vực dự kiến đặt công trình. Ông Long cho biết, việc đắp đập trên sông Mekong không thể gây ngập thủ đô Viêng Chăn, và khối lượng đào đắp cũng không phải là quá lớn.

Trong đề án, tác giả Phạm Văn Quang đề nghị đắp đập trên sông Sêbănghiêng (một nhánh lớn đổ vào sông Mekong ở Lào), cho nó chảy ngược từ Lào sang sông Quảng Trị, đổ ra biển Đông. Dự án này ngoài việc cắt lũ sông Mekong trên toàn tuyến, sẽ tạo ra nguồn thủy điện lớn tới hàng ngàn MW cung cấp cho Lào, Thái Lan và Campuchia. Tuy nhiên, tác giả còn đang cân nhắc về việc nên để đập chắn ở độ thấp hay cao.

Theo kỹ sư Lương Thế Long, đập này không cần cao tới 50 mét, mà chỉ cần từ 15 đến 20 mét cũng đã đủ dâng nước ở hạ lưu sông Sêbănghiêng đổ ngược về phía đông. Cao trình này cũng chỉ gây ngập nước ở một số vùng đồng ruộng giữa núi có dân cư thưa thớt của Thái Lan và Lào, vì địa hình nơi đây cho thấy, vùng ngập nước bị chắn bởi các dải núi phân cách với các đồng bằng rộng lớn, đông dân cư của hai nước trên.

Ông Long khẳng định con đập chắc chắn không thể gây ngập thủ đô Viêng Chăn và làm khoảng dân số Lào phải chuyển vùng như Tiến sĩ Phạm Thế chiến đã nói. Để chứng minh điều này, ông đưa ra tài liệu nghiên cứu sông Mekong do công ty SMEC (Snowy mountains engineering corporation) của Australia xuất bản tháng 12/1998. Theo tài liệu này, trên sông Mekong thuộc lãnh thổ Lào và Campuchia có 30 điểm có thể đắp đập chắn. Trong đó, cần lưu ý tới đập Bung Kan nằm cách Viêng Chăn hơn 100 km theo đường chim bay về phía hạ lưu, ở cao trình 155-158 mét mà cũng không gây ngập Viêng Chăn. Ngoài ra, đập Khemmarat ở sát địa giới Thái Lan, cách cửa sông Sêbănghiêng 24 km về phía hạ lưu, có cao trình 130 mét, cũng không gây ngập úng vùng đồng bằng rộng lớn của Thái Lan. Các số liệu về độ cao tuyệt đối của tài liệu nói trên phù hợp với số liệu trong bản đồ địa hình của Lào có tỷ lệ 1:100.000, xuất bản năm 1987.

Cũng theo ông Long, để khơi lòng sông, nắn dòng, hạ thấp đường phân thủy sông đào Đông Dương, đòi hỏi phải thực hiện một khối lượng đào đắp khổng lồ khoảng 700-800 triệu m3, chi phí ước tính 4 tỷ USD. Với công nghệ và thiết bị hiện tại, công việc này chắc chắn thực hiện được. Hơn nữa, việc khai đào ở đây lại làm trong thung lũng sông Sêbănghiêng nằm trên nền đất cát trầm tích (có tuổi Jura-Creta - Neogen và Đệ tứ) là các loại đá có độ kết cấu trung bình và yếu, không có khối đá xâm nhập nào. Sông Sêbănghiêng đã già nên việc nắn dòng cũng thuận lợi hơn và chiều dài lòng sông được rút ngắn nên khối lượng khai đào có phần được bớt đi. Mặt khác, ta có thể hạ đường phân thủy giật cấp từ cốt 146 mét xuống 120 mét và nối xuống cốt 80 mét.

Số tiền đầu tư cho dự án ước tính xấp xỉ 10 tỷ USD. Nhưng số tiền này do nhiều nước đóng góp nên phần đầu tư của mỗi nước không lớn lắm. Ngược lại, các nước sẽ được lợi lớn về thủy điện, thủy sản, giao thông đường thủy, cải tạo môi sinh, du lịch, nhất là giảm được sự tàn phá của lũ lụt đối với hàng triệu dân sống trong vùng lưu vực sông Mekong.

(Theo Khoa học và Đời Sống)

Sưu tầm từ vnexpress