Không phải người Ả rập hay Ấn Độ như chúng ta vẫn tưởng, mà chính là người Trung Quốc đã sáng tạo ra một hệ thống gồm các que tre để diễn tả những con số bất kỳ, mở đường cho sự phát triển của toán học. Một nhà nghiên cứu Singapore đã khẳng định chắc chắn như vậy.
Lam Lay Yong, một cựu giáo sư toán học của Đại học Quốc gia Singapore tin rằng người Trung Quốc đã biết cộng, trừ, nhân và chia ít nhất 1.000 năm trước bất kỳ cộng đồng nào khác trên thế giới. Theo ông, hệ thống chữ số quen thuộc gồm từ số 1 đến số 9, còn được gọi là hệ thống Ả rập - Hindu, đã bắt nguồn từ các bó que được sử dụng tại Trung Quốc vào đầu năm 475 trước Công nguyên.
Thời kỳ đó, các nhà buôn, học giả, các tu sĩ và các quan lại lo việc xử án đã mang theo người những bó que này, sử dụng chúng làm bộ tính, bằng cách bầy lên bàn hoặc trên mặt đất. Bằng việc thay đổi vị trí của một trong chiếc 5 que, họ sẽ có được 9 con số cơ bản.
Tiến sĩ Lam nhận định: Người Trung Quốc cổ đại đã phát minh ra bộ ký tự mà chỉ với 9 ký hiệu, có thể biểu diễn được bất kỳ con số nào. Nếu không có nó, họ không thể phát triển được toán học".
B.H. (theo Ananova)