Những phát hiện về vạn vật và con người (112)

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Những phát hiện về vạn vật và con người (112)

Gửi bàigửi bởi Inviblesi » 16 Tháng 7 2010, 14:35

Trong thời trung cổ, sách đã trải qua một chặng đường phát triển lâu dài và đã cải tiến rất nhiều so với những sách thời Cicero. Thế hệ sách in đầu tiên ở châu Âu đã chứng kiến những thay đổi cơ bản khác về thiết kế làm cho sách trở nên một phương tiện gọn hơn để chuyển tải kiến thức và phát minh.

Trong thời trung cổ, sách đã trải qua một chặng đường phát triển lâu dài và đã cải tiến rất nhiều so với những sách thời Cicero. Thế hệ sách in đầu tiên ở châu Âu đã chứng kiến những thay đổi cơ bản khác về thiết kế làm cho sách trở nên một phương tiện gọn hơn để chuyển tải kiến thức và phát minh.

Người tiên phong thiết kế ra loại sách gọn nhẹ dễ mang là một thợ in và nhà nghiên cứu người Venice tên là Aldus Manutius (1450-1515). Nhà in Aldine Press do ông lập là nhà xuất bản đầu tiên thời cận đại. Nhà xuất bản này đã in những sách bằng tiếng Hi Lạp, La tinh, Ý, gồm những sách thi ca và sách tham khảo.

Trong khi Gutenberg ở thế hệ những nhà in đầu tiên đã áp dụng kỹ thuật của thợ đúc kim loại để làm cho sách in khả thi về mặt kỹ thuật, thì chỉ hai thế hệ sau đó, Aldus đã là người tìm cách phổ biến sách ra thị trường. Và ông chứng tỏ rằng một người xuất bản sách có thể trở nên giàu có nhờ in ra những sách đẹp. Ông xuất thân từ một gia đình bình thường ở gần Rôma, học tại đó và giỏi La tinh, nhưng từ sớm ông đã say mê tiếng Hi Lạp. Năm 1490, ông tới ở Venice, nơi có thư viện Marciana là thư viện chứa nhiều thủ bản Hi Lạp nhiều nhất châu Âu, do một học giả say mê tiếng Hi Lạp và Hồng y Bessarion tặng cho Cộng hòa Venice. Năm bốn mươi tuổi, ông đã quyết định tạo bước ngoặt cho cuộc đời ông bằng cách từ bỏ đời sống của một học giả phiêu bạt để mở một hiệu in ở Venice, một ngành kinh doanh mới còn đầy rủi ro lúc ban đầu. Trong khi Venice đã là một trung tâm văn hóa Hi Lạp nổi tiếng nhờ công việc thương mại đường biển phồn thịnh, nó lại không có một nhà in sách Hi Lạp nào giống như ở Florence và Milan.

Niềm say mê của Aldus Manutius đối với nền văn hóa cổ Hi Lạp đã trở thành một chứng độc tưởng. Ông biến nhà của mình thành một hàn lâm viện Hi Lạp, tại đây những học giả Venice chỉ được nói tiếng Hi Lạp. Giữa thập niên 1490, khi Aldus bắt đầu thử nghiệm các font chữ Hi Lạp. Nhờ hiểu biết rộng, Aldus đã phát triển nghề của mình. Năm 1508, Erasmus kể rằng ông đã thấy một lực lượng ba mươi người làm việc trong xưởng in của Aldus.

Không giống Gutenberg, Aldus đã giao cho những người khác đúc những khuôn chữ do ông thiết kế, nhưng ông vẫn đích thân giám sát toàn bộ hoạt động in. Dần dần ông in thêm những sách bằng tiếng La tinh và rồi phát triển thêm sang một nhánh in sách tiếng Ý, với những tác phẩm của Dante và Petrarch. Sản phẩm tham vọng nhất của ông là 4 cuốn các tác phẩm của Aristote bằng tiếng Hi Lạp (1495-97).

Trước năm 1500 khoảng 150 nhà in Venice đã ra hơn bốn ngàn lần xuất bản, khoảng gấp đôi năng suất của Paris, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nó. Venice xuất bản khoảng một phần bảy tổng số sách được in ở châu Âu cho tới thời đó, tính ra là được 20 đầu sách cho mỗi đầu người của thành phố này. Từ trước cuối thế kỷ 15, những thợ chép sách bị mất việc vì máy in đã phàn nàn rằng thành phố của họ đã bị ngập sách.

Nhưng không nhất thiết máy in là tác nhân của tiến bộ. Nếu không có những ấn bản phổ thông của Aldus và các ẩn bản khác, triết học Hi Lạp và khoa học Hi Lạp đã không thể trở thành phổ cập trong những thế kỷ tiếp theo. Thế hệ những sách in đầu tiên đã quảng bá nhiều tác phẩm khoa học thời cổ đại hơn những tác phẩm khoa học mới. Trong y khoa, uy tín của Galen và trong thực vật học, uy tín của Dioscorides, đã được tăng cường bởi những cuốn sách lớn mới in ra. Aldus đã tỏ ra là người làm sống lại tư tưởng Hi Lạp.

Erasmus, người từng ái mộ nhà xuất bản Aldine, đã viết ra bản tuyên xưng cho các nhà xuất bản của mọi thời đại:

Dù người ta có thể hết lời ca tụng những con người do hành vi dũng cảm đã bảo vệ hay làm vẻ vang cho đất nước mình, những hành vi của họ chỉ ảnh hưởng tới sự phồn vinh vật chất và trong những ranh giới hạn hẹp. Nhưng con người vực tri thức đứng dậy sau khi bị té ngã (và việc này hầu như còn khó hơn là tạo ra nó lúc ban đầu), con người ấy đang xây dựng một điều gì thánh thiêng và bất tử và phục vụ không chỉ một tỉnh mà là mọi dân tộc và mọi thế hệ. Xưa kia nhiệm vụ này là của các vua chúa và vinh quang lớn nhất đã thuộc về Ptolêmê. Nhưng thư viện của ông bị đóng kín trong những bức tường chật hẹp của nhà ông và Aldus đang xây dựng một thư viện mà ranh giới của nó là cả thế giới.

Aldus là người tiên phong của hai sự cải cách mới trong nghệ thuật in sách - kiểu chữ italic (chữ nghiêng) và khổ sách octavo (khổ tám), Nếu kiểu chữ đen của sách Kinh thánh Gutenberg đã mãi mãi là kiểu chuẩn, hẳn các sách đã không trở thành gọn gàng như ngày nay. Vì kiểu chữ ấy không thích hợp để in một lượng tối đa chữ dễ đọc trên một trang giấy. Khoảng năm 1500 Aldus giao cho Francesco Friffo ở Bologna nhiệm vụ thiết kế một font chữ thực tế hơn. Font chữ hoàn toàn mới này dựa trên kiểu chữ viết cong thời đó được dùng tại những tòa án giáo hoàng và các nhà nhân bản học thường dùng kiểu chữ này để viết cho nhau. Những chữ này hẹp và thon, không trang trọng như kiểu chữ Gothic cổ, nhưng lại hợp với các kiểu chữ hoa roman. Cuốn sách đầu tiên in bằng kiểu chữ mới này là một ấn bản bằng khổ tám của Aldus năm 1501 cho tác phẩm của Virgil. Vì sách Virgil của Aldus được đề tặng nước Italia, nên kiểu chữ này đã được gọi là italic. Lúc đầu kiểu chữ này gồm những chữ thường và dùng những chữ hoa roman nhỏ. Aldus lấy kiểu chữ này làm chuẩn để in các tác phẩm cổ điển của mình. Nó vừa đẹp và dễ đọc, lại vừa chứa được nhiều từ trên một trang giấy.

Một phát minh lớn khác của Aldus là loại sách khổ octavo (khổ tám), nhỏ hơn, nhẹ hơn và vì thế dễ mang theo hơn. Trước Aldus cũng đã từng có những thủ bản và sách in khổ nhỏ hơn những cuốn sách cồng kềnh của các học giả mà chúng ta thường thấy ở các bức chân dung quen thuộc của thánh Augustine và thánh Jerome. Những sách khổ nhỏ thời đó thường là những sách đạo, những sách nguyện gẫm, những sách kinh để đọc trong các nghi lễ phụng tự, là những dịp duy nhất mà người ta mang sách ra ngoài một nhà thờ, một tu viện, hay một thư viện. Còn các học giả thường nghiên cứu những bộ sách lớn khổ folio (khổ hai) đặt trên một bục sách chắc chắn.

Những viễn tưởng của Aldus về người đọc thì khác hẳn. Để in loại sách khổ nhỏ, ông đã loại bỏ những chú thích dài dòng mà trong những ấn bản trước thường làm cho bản văn trở thành tối tăm. Octavo tên gọi khổ nhỏ hơn này, ban đầu chỉ vẽ khổ của một cuốn sách được làm bằng cách gấp mỗi tờ giấy lớn thành tám tờ nhỏ. Trong biệt chữ của ngành in ngày nay, sách khổ tám là sách có kích thước trang giấy khoảng 6 x 9 inches. Nhiều tác phẩm mà Aldus in khổ tám này đã được ông in khổ lớn folio (tờ giấy gấp đôi). Ông đã giải phóng sách ra khỏi phòng nghiên cứu chật chội của những học giả và đưa đi tung gieo bốn phương.

còn nữa

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Inviblesi
 
Bài viết: 76
Ngày tham gia: 03 Tháng 7 2007, 13:46
Đến từ: Vietnam


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách


cron