Cậu học sinh cấp ba chế tạo chiếc camera theo dõi trộm

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Cậu học sinh cấp ba chế tạo chiếc camera theo dõi trộm

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 16 Tháng 7 2010, 14:38

Phạm Ngọc Dũng, Trường trung học kỹ thuật Cao Thắng, TP HCM, mới chế tạo thành công chiếc camera theo dõi bằng mạch cảm quang, vừa ghi lại được hình ảnh, vừa có thể báo động. Sản phẩm này đã đoạt giải nhất nhóm bảng B (nhóm các trường PTTH) tại triển lãm "Sản phẩm nhà sáng tạo trẻ" lần II, năm 2002, do báo Mực Tím tổ chức.

Năm ngoái, Dũng và hai người bạn trong nhóm "Tam giác nụ cười" của Trường kỹ thuật Cao Thắng cũng đã chế tạo ra một mô hình báo trộm. Mô hình này đoạt giải khuyến khích cuộc thi "Sản phẩm sáng tạo trẻ" lần thứ nhất, năm 2001.

Lần này, ý tưởng của Dũng là dùng mạch cảm quang gắn lên mô hình báo trộm trước đây, nhằm tạo ra một sản phẩm vừa có khả năng báo trộm, vừa ghi lại hình ảnh thu được. Sau nhiều lần đi chợ điện tử Nhật Tảo, sử dụng hết các khoản tiền dành dụm để mua linh kiện, Dũng liền bắt tay vào thiết kế chiếc "Camera theo dõi..." của mình. Kết quả, mô hình của Dũng có kích cỡ như chiếc vở học trò mở đôi, gồm một camera gắn trên tường, quay bằng mô tơ, định vị bằng hai cây thước chia độ hình nửa đường tròn. Trong một giới hạn không gian nhất định, bất cứ ai đi vào cửa cũng phải đi ngang qua tia sáng nối camera với một thiết bị phát sáng trên tường đối diện (mạch cảm quang). Mạch cảm quang này cũng giúp camera ghi lại hình ảnh. Cuối vách tường (trong phạm vi thiết kế), Dũng còn đặt thêm một mạch cảm quang thứ hai.

Về xác suất có thể để lọt người trong phạm vi cài đặt camera (do hai mạch cảm quang đặt khá xa nhau), Dũng giải thích: Một người đi vào cửa sẽ bị ghi hình lần thứ nhất do gặp mạch cảm quang thứ nhất. Khi người đứng giữa phòng, anh ta vẫn nằm trong "thị trường" của camera (giới hạn quan sát tối đa của mắt camera), nên vẫn bị ghi lại. Hai thị trường của hai mạch cảm quang được thiết kế đan chéo nhau, nên bất cứ ai đi vào không gian này đều bị phát hiện.

Điều đặc biệt là thiết kế này rất đơn giản, không tốn kém như các loại camera ngoại nhập khác, lại sử dụng các linh kiện điện tử có trong nước và các phế liệu ở "chợ trời", nên rất tiện dụng. Dũng nói: "Thật ra, vì không đủ tiền nên em làm mạch quang để camera nhận ánh sáng đỏ cho rẻ, chứ nếu có điều kiện, thì làm tia hồng ngoại vẫn tốt hơn. Tia hồng ngoại tuy đắt, nhưng sử dụng cho mắt của camera lại rất phù hợp với ánh sáng của các khu vực cần theo dõi, và không bị nhiễu bởi những nguồn sáng khác".

Nhận xét về sản phẩm của Dũng, Tiến sĩ Hồ Thanh Phong, Đại học Bách khoa TP HCM, thành viên ban giám khảo cuộc triển lãm, nói: "Camera theo dõi của Phạm Ngọc Dũng là một công trình có tính sáng tạo cao. Tác giả không chỉ quan tâm đến những mạch điện hoàn toàn kỹ thuật, mà còn tính đến nhiều yếu tố khác xảy ra trong cuộc sống, nên sẽ rất thuận tiện khi áp dụng trên diện rộng..."

(Theo Khoa học và Đời sống)

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến284 khách


cron