Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Những phát minh gây sốc

Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 7 2010, 14:42
gửi bởi Zelda

Găng tay điện tử, bàn phím thị giác, robot khung xương... đó là những sáng chế mới gây ấn tượng của các nhà khoa học. Chúng không chỉ cho thấy khả năng sáng tạo của các nhà nghiên cứu mà còn thể hiện được tính thực tiễn và nhân văn.

Găng tay điện tử

Được phát minh bởi Jose Hernandez Rebollar, tại Đại học George Washington, "găng tay gia tốc" có thể phiên dịch những cử chỉ, điệu bộ của hệ thống ngôn ngữ nói hay văn bản, cho phép người khiếm thính trò chuyện dễ dàng hơn với người "mù ký hiệu".

Người sử dụng chỉ cần mang một chiếc găng tay điện tử được gắn các bộ phận siêu cảm biến vào một bàn tay. Bộ vi điều khiển ở mặt đáy găng tay sẽ bố trí vị trí và cử động của bàn tay cũng như các ngón tay, rồi phát từng từ qua loa hay chuyển văn bản đến màn hình vi tính. Và thế là người khiếm thính và người bình thường có thể thoải mái "chat" với nhau.

Băng dính dành cho "người nhện"

Đã đến lúc nhân loại khám phá ra những công dụng hữu ích khác từ loài tắc kè, ngoài việc ngâm rượu như các dân nhậu ở châu Á đã làm. Các nhà ngiên cứu tại Đại học Manchester đã sáng chế ra một băng keo siêu dính, bắt chước các cơ chế mà tắc kè dùng để bò trên các bề mặt thẳng đứng hoặc gồ ghề. 1cm2 của loại băng dính này chứa đựng hàng triệu sợi plastic tí hon, giống như những sợi lông bám trên bề mặt bàn chân của tắc kè. Ngoài việc cho phép chúng ta "đo lường" theo phong cách "người nhện", kỹ thuật mới này còn có nhiều ứng dụng khác như cung cấp môi trường kết dính không có chất cặn đọng cho vi mạch máy tính, môi trường chân không cho các mô cần được khâu nối trở lại trong phẫu thuật. 

Robot khung xương

Được mang biệt danh "Chi cấy ghép hỗ trợ" HAL-3, robot khung xương là một bộ đồ chạy bằng pin, bao gồm 1 máy tính và 4 bộ cảm biến được gắng xung quanh đầu gối và hông bệnh nhân khuyết tật. Khi bộ đồ bắt được những tín hiệu điện, dù là rất nhẹ, từ mô cơ người mặc, máy tính sẽ tính toán và dự đoán cử động kế tiếp, sau đó hướng dẫn cử động đôi chân tương xứng. Các nhà phát minh tuyên bố: Với sự hỗ trợ của thiết bị này, người dùng có thể đi với vận tốc 4km/giờ mà không phải mất sức nhiều.

Bàn phím thị giác

Bạn có thấy "mỏi tay" mỗi khi phải đánh tất cả các con số điện thoại, văn bản tin nhắn và email vào điện thoại di động hay không?

Bàn phím thị giác canesta có khả năng tạo ra hình ảnh laser của một "bàn phím ảo" trên bất cứ bề mặt bằng phẳng nào và có thể được đánh máy như một bàn phím bình thường. Module cảm biến của hệ thống sẽ định vị các ngón tay của người sử dụng trong không gian ba chiều, theo dõi các nét nhấn dự định ấn trên bàn phím và dịch những cử động này thành chữ.

Sóng nhạc siêu tần

Liêụ bạn có thể nghe được những "giọng nói" trò chuyện lại với mình một lần nữa, mà không ảnh hưởng đến người khác? Nhà phát minh Elwool Norris đã phát triển kỹ thuật âm thanh siêu cao (HSS), có thể điều khiển sóng âm thu lại thành một chùm tia giống như laser với độ dài gần 150m. Kết quả: Bạn có thể lắng nghe một luồng sóng nhạc xuất phát từ trong phòng nhưng người đứng cạnh bạn thì không thể nghe thấy gì cả. Chỉ cần bước vài bước ra khỏi "vùng phủ sóng" trực tiếp, bạn không thể nghe được nốt nhạc nào.

Cơ chế hoạt động của HSS là phát ra những nguồn sóng tần số cao khác với sóng tần số thấp, HSS không phát tán trong lúc "du lịch", mà tập trung lại như tia laser. Khi cột sóng siêu âm này chọn một vật thể (như đầu của bạn), thì nó sẽ tái tạo lại âm thanh nguyên thủy. Kỹ thuật HSS giúp các xe cứu thương "dọn dẹp" thông thoáng đường phố nhanh chóng mà không cần phải hú còi inh ỏi, làm kinh hoàng mọi người.

(Theo ANTG)

Sưu tầm từ vnexpress