Nhà nông sáng tạo - tại sao không?
Ai là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người sáng tạo trên thực tế (chứ không phải trên văn bản pháp luật)? Không trả lời được câu hỏi này thì không ai mong muốn sáng tạo.
Người gửi: Nguyen van Phuong, 58.187.80.153
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Nhà nông sáng tạo - Tại sao không?
Con người sống là sáng tạo. Một sự sáng tạo không ngừng nghỉ. Chỉ khi con người không còn "sống" thì lúc đó con người mới không sáng tạo nữa. Tôi cũng đồng ý rằng, giới khoa học ở nước ta "lười suy nghĩ" để sáng tạo phục vụ phát triển. Tuy nhiên, cũng không nên chỉ trách những "nhà khoa học"- những người được gọi là "tiến sỹ", "thạc sỹ" hoặc "cử nhân". Các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý cũng có phần trách nhiệm trong đó.
Để bảo đảm cho sáng tạo phát triển, cần nhiều yếu tố và phải giải đáp nhiều câu hỏi: Làm thế nào để tiếp thu những kiến thức tiên tiến phục vụ cho hoạt động sáng tạo "mới"? Không trả lời được câu hỏi này, chúng ta, trong đó có các nhà khoa học, luôn là những người đi sau sự phát triển của thế giới. Ai là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người sáng tạo trên thực tế? (chứ không phải trên văn bản pháp luật).
Không trả lời được câu hỏi này thì không ai mong muốn sáng tạo, kể cả người đầu tư cho hoạt động sáng tạo và người thực hiện hoạt động sáng tạo. Người sáng tạo được hưởng những lợi ích gì từ hoạt động sáng tạo? Nếu chỉ là những Giấy khen, Bằng khen thì lấy đâu để bù đắp cho hoạt động sáng tạo tiếp theo?. Cơ chế nào bắt buộc những "người có tri thức" phải sáng tạo? Có những "tiến sỹ" hằng 10 năm không có một công trình hoặc một cuốn sách. Họ vẫn được gọi là "nhà khoa học" vì họ có bằng và có "địa vị quản lý"... Có những "sáng tạo" theo đơn đặt hàng của Nhà Nước hoặc theo đề xuất và được phê duyệt thì liệu hiệu quả ứng dụng trên thực tế được bao nhiêu?
Với cơ chế như hiện nay, những người nào cần sáng tạo nhằm phục vụ mục đích tự thân thì mới nỗ lực thực hiện hoạt động được coi là "sáng tạo" theo kiểu "cũ người mới ta" và có hiện tượng nhà nông sáng tạo và được báo giới khen ngợi là chuyện đương nhiên.