Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Lược sử khoa học máy tính qua các phát minh của IBM

Gửi bàiĐã gửi: 17 Tháng 7 2010, 08:14
gửi bởi Zelda

Hãng máy tính lớn nhất thế giới đang kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm nghiên cứu Watson, nơi sản sinh ra những công trình mang tính đột phá trong ngành điện toán, vật lý và công nghệ bán dẫn.

Ban đầu được đặt tại Đại học Columbia (Mỹ), phòng thí nghiệm này đã trở thành một trong những trung tâm đầu tiên đặt ra những tiền đề khoa học xuất chúng trên thế giới, và giúp IBM bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trên nhiều lĩnh vực. Phát minh của IBM bao gồm ngôn ngữ lập trình Fortran (1957), ổ lưu từ tính (1955), DRAM (1962), cấu trúc chip RISC (1980), nguyên lý fractal (1967), hiện tượng siêu dẫn (1987), chuẩn mã hóa dữ liệu (1974)...

Được phát minh năm 1955, ổ cứng lưu dữ liệu 305 RAMAC mang lại khả năng vận hành chưa từng thấy khi cho phép truy cập ngẫu nhiên tới bất cứ thông tin nào trong số 5 triệu byte trên 2 mặt đĩa đường kính 61 cm. Đầu ghi sử dụng phim mỏng: Thay vì dùng dây điện, màng phim mỏng được xây dựng trên thạch bản. Do đó, ổ cứng có thể chứa dữ liệu nhiều hơn so với trước đó.
Mô hình ống nano chứa nguyên tử carbon cứng hơn thép, dẫn điện tốt hơn mọi chất khác và nhẹ đến mức khó tin. Ống nano sẽ xuất hiện trong thiết bị cảm biến hóa học, y tế và công nghệ bán dẫn.Năm 1998, IBM trở thành công ty đầu tiên thay thế nhôm bằng đồng trong thiết bị vi xử lý. Sự chuyển đổi tuy khó khăn nhưng đã góp phần giúp lượng điện năng tiêu thụ giảm đáng kể.
Nhà toán học người Pháp Benoit Mandelbrot đã công bố thuyết fractal khi làm việc tại Trung tâm Watson. Hình học fractal cho phép mô tả về mặt toán học tất cả những gì bất thường trong tự nhiên.Đầu phản ứng từ Giant Magnoresistive (GMR) cho phép mở rộng khả năng lưu trữ trên ổ cứng. Về sau này, GMR có thể hỗ trợ ổ cứng chứa tới 40 GB trên 1 inch vuông.
John Cocke, luôn vứt vung vãi đầu mẩu thuốc lá trong phòng thí nghiệm, lại là người phát minh ra cấu trúc chip RISC - trọng tâm trong thiết bị xử lý Sparc của Sun và dòng Power của IBM.Gerd Binnig và Heinrich Rohrer nhận giải Nobel Vật lý năm 1986 cho phát minh kính hiển vi quét định hướng, có thể chụp hình ảnh những bề mặt chỉ bằng một nguyên tử.

P.T. (theo CNet)

Sưu tầm từ vnexpress