Hai tầng của ý thức (phần cuối)

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Khoa học - Công nghệ

Hai tầng của ý thức (phần cuối)

Gửi bàigửi bởi Zelda » 17 Tháng 7 2010, 08:14

Ở đây nói về phát minh mới của các bác sỹ phẫu thuật thần kinh. Thực chất phát minh đó thật đơn giản và kỳ lạ: ở mỗi người chúng ta thực ra có hai não chứ không phải một.

Những công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây đã chứng minh một cách thuyết phục rằng vô thức tồn tại trong tất cả các phạm vi hoạt động tâm lý của con người. Không tính đến hình thức đặc biệt này trong hoạt động của tâm lý chúng ta thì không thể nào hiểu được trọn vẹn hành vi của con người ở những tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Tiềm thức luôn luôn có tác động qua lại với ý thức, hơn nữa, mỗi tác động qua lại đó không mang tính chất phục tùng. Thật là không có cơ sở khi khẳng định sự thống trị "tiềm định", dứt khoát của vô thức đối với ý thức như những người theo thuyết thần bí đủ mọi sắc vẻ đã và đang viết; nhưng cũng không nên nghĩ rằng vai trò của vô thức trong hoạt động của não chúng ta là không đáng kể, là ngẫu nhiên (vì vậy thuật ngữ "tiềm thức" có lẽ không thể được coi là đạt; từ "vô thức" phản ánh đúng hơn về bản chất của vấn đề)(Trong tiếng Nga, "tiềm thức" là "podsoznainie", còn "vô thức" là "bessoznatelnoe" (N.D.).

Khoa học phát hiện ra những tầng mới của cái chưa nhận biết được trong hoạt động của não chúng ta như vậy đấy. Hóa ra hoạt động ấy được tập trung không chỉ ở hai "tầng ý thức", mà cả hai bán cầu não đều chia sẻ với nhau những nghĩa vụ quản lý cơ thể trong nhiều hoạt động. Ở đây nói về phát minh mới của các bác sỹ phẫu thuật thần kinh. Thực chất phát minh đó thật đơn giản và kỳ lạ: ở mỗi người chúng ta thực ra có hai não chứ không phải một.

Bạn hãy hình dung hai con người. Một người dễ bắt chuyện, lắm lời, thậm chí còn khoác lác nữa. Đồng thời anh ta tiếp thu rất tốt lời người khác, nghe được những lời nói rất khẽ khàng. Nhưng, nếu lắng nghe, bạn sẽ nhận thấy trong giọng nói của người đó có một cái gì đó khó chịu - giọng anh ta đơn điệu, tẻ nhạt. Thậm chí có vẻ gì đó gượng ép không tự nhiên. Hơn nữa, nếu hỏi người ấy rằng câu nói đó có biểu hiện gì - nghi vấn, tức giận hay vui sướng, thì anh ta sẽ nín lặng bối rối.

Người thứ hai hoàn toàn không giống người thứ nhất. Anh ta không có khoa nói. Anh ta hiểu kém lời nói của người khác. Anh ra thích diễn giải bằng những từ rời rạc, bằng điệu bộ, cử chỉ. Nói chuyện với anh ta có vẻ khó khăn vì tiếp theo yêu cầu hỏi sẽ là một lời giải đáp ngắn gọn, rồi lại im lặng, thêm nữa, giao tiếp với người đó cần phải như với người điếc vậy: nói khẽ là anh ta không nghe thấy. Thế nhưng giọng nói của anh ta dễ nghe. Ngữ điệu của anh ta rất rõ ràng.

Khác với người thứ nhất, người thứ hai này có một cặp mắt rất tinh tường. Bạn thử đề nghị anh ta tìm những điểm khác nhau ở hai bức vẽ là anh ta tìm thấy ngay lập tức. Còn người thứ nhất sẽ không nhận ra thậm chí cả những nét khác biệt lồ lộ ngay trước mắt, ngay những điều rõ rệt như ở một bức vẽ thiếu cả một ngôi nhà hay một cái cây.

Họ là những người hoàn toàn khác nhau và đồng thời đó lại là một người mà thôi!

Người ta đã biết rằng mỗi bán cầu não điều khiển công việc của riêng mình. Mặc dù tất nhiên chúng cũng giúp nhau trong nhiều việc. Bán cầu não bên trái của chúng ta là cơ sở của tư duy logic, tư duy trừu tượng. Còn bán cầu não bên phải quản lý những hình ảnh cụ thể.

Điều đó đã được phát hiện như thế nào? Các nhà bác học đã học được cách "chẻ đôi" não, tức là "ngắt mạch" một bán cầu não và quan sát xem bán cầu não kia hoạt động ra sao. Và lúc đó người ta hiệu được rằng trong mỗi chúng ta dường như có hai con người với những giọng nói khác nhau, thính giác khác nhau và có những lý luận khác nhau.

Trong con người thứ nhất mà chúng ta đã làm quen chỉ có bán cầu não bên trái làm việc, còn ở người thứ hai - bán cầu não bên phải.

Thế đấy, "tâm linh" của chúng ta trở nên phức tạp đến như vậy khi người ta bắt đầu nghiên cứu nó dưới ống kính hiển vi, trong các phòng thí nghiệm khoa học. Chẳng những nó đồng thời nằm ở hai tầng khác nhau mà còn có hai khuôn mặt khác nhau nữa.

Khi nghiên cứu hoạt động của các bán cầu não, các nhà khoa học đã chú ý đến cả những thay đổi trong tâm lý. Nếu bán cầu não bên trái nắm quyền điều khiển tâm lý thì tâm trạng con người tốt lên, con người trở nên niềm nở và yêu đời hơn. Khi bán cầu bên phải bắt đầu chỉ huy thì đừng hòng mong đợi một cái gì tốt đẹp. Khó mà tách được con người này khỏi những suy tư u uất. Đấy, cội nguồn các tâm trạng của chúng ta ẩn giấu ở những đâu...

Trí nhớ có dạng khác nhau ở não người được "chẻ đôi", Bán cầu bên trái lưu giữ chắc chắn khối lượng các tri thức lý thuyết học được ở trường. Nếu đề nghị con người chỉ có bán cầu trái làm việc phải ghi nhớ những hình có dạng không đều thì anh ta không thể nhớ nổi. Ngược lại, người chỉ có bán cầu bên phải hoạt động để quên đi ngay nhiều tri thức thâu lượm được trên ghế nhà trường, ghi nhớ rất kém những lời vừa nói, nhưng nhớ rất tốt những khuôn hình được xem thậm chí các hình có dạng kỳ khu nhất.

Nhiều nhà bác học nổi tiếng ngày nay cho rằng việc nghiên cứu não "chẻ đôi" là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của khoa học. Họ đã nhìn thấy rõ ở chân trời những phát minh có thể trở thành vô cùng kinh ngạc.

(Theo sách Bên cạnh điều bí ẩn)

  
Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Khoa học - Công nghệ

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến199 khách


cron