Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Điểm cộng và điểm trừ trên mạng OLA

Gửi bàiĐã gửi: 11 Tháng 8 2011, 19:07
gửi bởi Zelda
(Dân trí) - OLA được nhiều người biết tới là một ứng dụng do chính người Việt viết và phát triển trong những năm gần đây, ngay từ khi mới ra đời OLA được người dùng đón nhận như là một kênh giao tiếp mới mẻ , tiết kiệm trên ĐTDĐ và có tính tương tác cao.




Tuy nhiên sau bốn năm ra mắt, OLA vẫn dậm chân tại chỗ và chỉ được đánh giá là có “tiềm năng”, còn về tính hiệu quả thì người sử dụng vẫn chưa thực sự cảm nhận được hết.

 

Nhiều tính năng

 

Ban đầu ,khi mới ra mắt ngoài tính năng chat thì Ola có hai tính năng hữu ích là Karaoke và tra từ điển.  Đến khi Ola 3 ra đời có thêm tính năng mini blog với tên gọi ME. Đây thực sự là một điểm nhấn khác biệt của Ola so với các ứng dụng trên Mobile cùng thời điểm. Với tính năng lập Clan (tạo những nhóm dành cho người dùng quan tâm một chủ đề nhất định), ME của Ola đã đưa người dùng đến với những trải nghiệm của một blog trên điện thoại di động.

 

Ola Me cho phép người chơi đưa hình, video lên trang chủ để mô tả trạng thái của chủ nhân. Ngoài ra, các tính năng như đọc báo online, tra danh sách các bài hát karaoke và từ điển cũng rất hữu ích cho đời sống giải trí của giới trẻ, do vậy sau bốn năm ra mắt Ola có số lượng người trẻ truy cập khá cao.

 

Khó trải nghiệm
 

 

Tuy nhiên các thao tác để sử dụng Ola lại cực kỳ phức tạp vì ngay từ bước đầu đã khiến người chơi vã mồ hôi để mò ra cách đăng nhập. Giao diện không giống so với các phần mềm khác trên điện thoại mà người dùng vốn dĩ đã quen xưa nay, khi mà các máy điện thoại thế hệ mới cho phép sử dụng các icon theo giao diện Spring Board thông minh dễ thao tác. Nhưng ở bước đăng nhập OLA vẫn còn sử dụng giao diện của PC (giống khi vào programs), người không rành về công nghệ rất khó để nhận biết được điều này. Đến khi đăng nhập được thì vào trang chủ người chơi lại bị rối bởi các thao tác di chuyển giữa các tính năng rất phức tạp và rối rắm.

 

Ai cũng biết điểm nổi bật của các trang mạng xã hội đó là kết nối mọi người lại với nhau nên thao tác add friend bao giờ cũng phải dễ dàng thực hiện và nổi bật để người chơi tìm đến nhau. Trong Ola Me, tối thiểu phải mất 20 đến 30 phút để tìm ra được cách add friend (Quan tâm) một thành viên, một khoảng thời gian quá dài và bất hợp lý thách thức lòng kiên nhẫn của người sử dụng. Tính năng comment cũng vậy, khi comment status của một friend trong list của mình thì nội dung không xuất hiện ngay bên dưới status như vẫn thường thấy mà đứng một mình khiến người dùng hoang mang không biết đó là status do mình mới tạo hay mình đã comment thành công.

 

Nhìn chung, cư dân mạng có thể tự hào về một ứng dụng thuần Việt như Ola, được khai sinh và phát triển bởi những người Việt nhưng từng đó vẫn chưa đủ để kích thích và giữ chân thành viên. Vẫn còn đó những bất cập mà không chỉ mạng Ola gặp phải mà còn rất nhiều những ứng dụng được phát triển bởi người Việt khác gặp khó khăn trong việc đơn giản hóa và thực tế với người dùng. Hy vọng trong tương lai, những hạn chế này sẽ được tháo gỡ để người Việt có thể chơi theo cách của mình.
 
PV
Sưu tầm từ dantri