Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 23 Tháng 10 2012, 16:27
gửi bởi raketa48
Xin chào tất cả mọi người. Chắc hẳn chúng ta sử dụng máy tính thì cũng có một vài lần hỏng bàn phím, chuột...Và hiện nay trong tay mình đang cầm một con chuột quang đã hỏng nút nhấp bên trái,và đã được thay thế bằng một con chuột mới. Còn hầu hết các bộ phận khác của chuột thì đều bình thường. Mình cũng vừa tìm hiểu qua cấu tạo cơ bản của một con chuột quang, nó sẽ có bộ phận phát quang là một đèn LED, một bộ cảm biến quang gồm thấu kính và cảm biết CMOS), thấu kính phản quang, ngoài ra con chuột của mình còn có một đèn 7 màu thay đổi màu sắc liên tục khá đẹp mắt. Là một người học về luyện kim, chả có một tí kiến thức cơ bản nào về điện tử, nhưng mình có một ý tưởng muốn sử dụng chiếc đèn LED phát quang và cảm biến để biến nó thành một bộ phận chống trộm hay đại loại kiểu như thế. Có bác nào am hiểu về điện tử cho mình hỏi có thể thực hiện được ý tưởng này hay không và thực hiện nó như thế nào. Hoặc nếu ý tưởng thứ nhất không thành công thì mình muốn biến con chuột này thành một chiếc đèn nhiều màu đặt trên bàn hoặc gắn vào máy bàn của mình cho nó vui mắt, vậy xin hỏi các bác trong 5 chân của USB thì những chân nào là chân truyền tín hiệu, và chân nào là chân nguồn vậy, mình muốn bỏ mấy cái chân truyền thông tin không cần thiết để ko ảnh hưởng đến máy tính khi sử dụng nó làm đèn. Cảm ơn các bác rất nhiều nhé :D !
[img]http://nr0.upanh.com/b1.s34.d3/440fbb9b3a737b84556aaaab0a6423f7_50245730.img84172.jpg
[/img]

Re: Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 24 Tháng 10 2012, 00:15
gửi bởi lostheaven0809
- Chống trộm thì phải làm sao cho thằng trộm nó không biết bạn ah. Bạn có ý định dùng con led ấy để soi vào mặt nó sao, không tốt cho lắm. Để phát hiện trộm người ta có thể dùng các cảm biến hồng ngoại. Còn bạn nói "đại loại kiểu như thế" không biết bạn muốn nói gì?
- Còn lấy con led trong ấy làm đèn thì hoàn toàn khả thi rùi. Mà mấy con led cũng rẻ mà, đâu cần phải chờ 4-5 năm xài chuột để đủ led dùng. Mà sao mình thấy có 4 dây, bạn thấy được 5 dây từ cổng usb sao? Hai dây bìa là dây nguồn và đất, lấy đồng hồ đo hay mắc led không sáng thì mắc ngược lại.

Re: Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 24 Tháng 10 2012, 03:33
gửi bởi raketa48
Thì cái ý tưởng chính của mình và cũng là điều mình muốn hỏi là làm sao tận dụng đc những thứ nhỏ nhất, còn việc đi mua ngoài thì nói làm gì hả bạn. Xung quanh chúng ta có rất nhiều thứ bỏ đi không dùng đến, việc tái chế hay tái sử dụng nó đôi khi về mặt kinh tế có thể nó ko tiết kiệm hơn so với mua mới nhưng khi chúng ta tự tay làm đc cái gì đấy chúng ta vẫn thấy vui hơn. Còn việc bạn bảo soi vào mặt trộm thì đấy là bạn nghĩ thế, còn mình nghĩ ra vài cách khác nhau mà ko nhất thiết phải soi vào mặt trộm, ví dụ gắn cảm biến và đèn vào 2 bên mép cửa, khi cửa đóng hay mở thì nó sẽ tạo ra những khoảng thời gian thu nhận tín hiệu nhất định, ngoài ra có thể dùng thêm các gương phẳng..., cái này tôi thấy nhiều nhất là ở các cửa thang máy, hay các barie dành cho ô tô, người ta hay dùng "mắt thần" để kiểm soát đi lại. Còn đèn led mua ngoài chắc cũng rẻ, tuy nhiên ở ngoài người ta ko làm theo ý thích của mình, còn ở đây mình có thể thỏa sức nghĩ ra cái gì đó mình thích. :D

Re: Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 24 Tháng 10 2012, 17:56
gửi bởi lostheaven0809
Nếu tận dụng tốt bằng những ý tưởng độc đáo về mọi thứ vứt bỏ đi xung quanh chúng ta thì sẽ "hái" ra tiền đó bạn, và điều này đã có rất nhiều kết quả.
Còn việc tận dụng sao cho phù hợp thì cần sự hiểu biết và linh hoạt. Trước khi muốn tái sử dụng mấy linh kiện trong con chuột thì cần phải biết một chút về nó. Độ nhạy (là lượng ánh sáng tối thiểu để cái cảm biến này nhận ra là có ánh sáng chiếu vào hay thay đổi) của cái cảm biến thế nào? Mình thấy lúc rê chuột đèn led cháy rất sáng, chắc độ nhạy cái cảm biến này không cao nên nếu gắng chúng quá cách xa nhau coi chừng không ổn. Rồi bạn cần phải lập trình lại cho mạch hoạt động theo ý bạn, có thể phải làm lại mạch mới. Thằng trộm trước khi nó vào nhà nó thấy đèn chiếu tùm lum nó sẽ nghi và tìm cách phá=>Bảo mật không cao, hiệu quả không tốt.
Nếu bạn có thích thì tìm hiểu về mấy con linh kiện trong ấy xem sao. Mò mẫn tí về điện tử đi. Mình có thể giúp bạn.

Re: Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 10 2012, 04:28
gửi bởi raketa48
He he. Bạn nói đúng, chắc mình phải bắt tay tìm hiểu về điện tử mới được, nhiều lúc nhìn cái này cái kia, nảy ra nhiều ý tưởng, nhưng đến khi bắt tay vào lại chả biết gì cả. Bạn có thể giới thiệu cho mình vài cuốn sách tham khảo về mạch điện không nhỉ, đặc biết là về mạch của các thiết bị thu phát sóng kiểu dành cho các thiết bị điều khiển từ xa ấy bạn (như ô tô hay máy bay điều khiển sóng radio) :D. Có vẻ là hơi cao và xa so với mình nhưng mình muốn đọc xem. Cảm ơn bạn nhiều :D

Re: Ý tưởng cho con chuột quang hỏng.

Gửi bàiĐã gửi: 25 Tháng 10 2012, 10:57
gửi bởi lostheaven0809
- Bạn nên học từ cơ bản trước đi. Kỹ thuật thì biết là biết, mà không biết thì đọc cả chục lần hay hơn nữa cũng không biết.
+ Cơ bản thì bạn học về mạch điện trước nhé, khó hơn phổ thông tí: R,L,C (Tài liệu:http://ocw.tdt.edu.vn/mod/resource/view.php?id=682). Học xong, mình không còn giữ tài liệu. Tìm dc cái này, cũng tạm. Chương 1 gặp mấy thằng 3 chân thì đừng xem. Chỉ xem R,L,C, ghép chúng lại với nhau thì tính thế nào và các phương pháp giải khi ghép chúng lại.
+ Tiếp đó thì học tới điện "chết". Học thêm 3 con vô cùng cơ bản là diode, BJT, FET (Tài liệu: http://www.mediafire.com/download.php?dq1brmjcaimx3hd). Bạn không chuyên nên học cho hiểu cách thức hoạt động, không cần chú trọng quá nhiều tới cách tính toán.
* Nếu khi đọc mạch nào đó gặp mấy con "Khuếch đại thuật toán" (hình tam giác,5 chân chính: 2 chân vào ,1 chân ra và 2 chân nguồn) hay mấy con IC thì bạn tự tìm hiểu nhé.
=> Dân không chuyên học nhiêu đó là "chém gió" được rồi.
- Còn con đường đến mạch thu phát sóng từ xa (RF) thì còn khá xa. Nếu bạn muốn biết thì nghía qua khung cộng hưởng LC và anten. Rồi sau ấy cứ lên google gõ "mạch RF" thì sẽ thấy rất nhiều, không cần tài liệu thêm.