Một tiết dạy của thầy Trần Tuấn Anh với lớp 6/3 Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM -Ảnh: Như Hùng |
Nói như ông Trần Trọng Tân, nguyên trưởng Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, đó là những người “đặc biệt” trong những gương mặt tiêu biểu được đề cử vào danh sách bình chọn năm nay...
Biến không thể thành có thể
Giờ giáo dục công dân của thầy Trần Tuấn Anh trở thành môn học hấp dẫn, thậm chí là môn được các học sinh Trường THCS Bạch Đằng (Q.3, TP.HCM) mong chờ. Để có được điều đó đòi hỏi sự sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của một người thầy trẻ mới chỉ hơn hai năm đứng lớp.
Những bài giảng của thầy đong đầy tình yêu thương làm rơi nước mắt của bao học trò và có thể của cả những đồng nghiệp trường khác đến dự giờ thầy giảng. Thầy đã tìm nhiều cách từ hình ảnh, âm thanh… để tác động đến tất cả các giác quan làm tăng cảm xúc của học trò và để bài học được học sinh tiếp thu nhẹ nhàng.
“Bất ngờ, mừng và cố gắng nhiều hơn để giờ học giáo dục công dân thật sự hấp dẫn với học trò” - thầy Tuấn Anh chia sẻ sau khi biết tin mình được bình chọn danh hiệu “Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM” năm 2008.
Bạn Nguyễn Ngọc Minh Thảo -Ảnh: K.ANH |
Bảy năm gắn bó với đơn vị, Thảo có cả “bộ sưu tập” các sáng kiến phục vụ công việc. Mới đây anh đã ứng dụng Winfax pro 10.0 fax thông báo mất điện trực tiếp từ máy tính thông qua mạng EVN Telecom tự động báo cho khách hàng, giảm chi phí và nhân công cho đơn vị.
Cộng đồng trách nhiệm với xã hội
HLV Thúy Hồng hướng dẫn các võ sinh judo khiếm thị -Ảnh: TR.Dân |
Từng đoạt nhiều huy chương, giải thưởng cao tại các giải trong và ngoài nước, năm 2000 chia tay với sinh hoạt một VĐV, Hồng trở thành SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM chuyên ngành giáo dục thể chất. Duyên nợ với người khiếm thị bắt đầu khi Hồng được cử sang Malaysia học khóa ngắn hạn về phương pháp giảng dạy và phân loại thương tật cho các VĐV khiếm thị.
Về nước, Hồng ấp ủ được dạy judo cho người khiếm thị và khi biết Đoàn Sở TDTT TP.HCM lúc bấy giờ đang có ý tưởng này, cô đã tình nguyện góp sức. Đến nay lớp judo của người khiếm thị do Hồng huấn luyện đã là “ngôi nhà chung” của hơn 200 học viên. Đã có những học viên khiếm thị mang về huy chương vàng ở các giải thi đấu khu vực.
Không chỉ dừng lại ở huấn luyện chuyên môn, Hồng còn là “chuyên gia” tâm lý để an ủi, giúp các học viên khiếm thị tự tin hơn trong cuộc sống.
Chiến sĩ Lê Thanh Tâm -Ảnh: T.T.D. |
Riêng với chiến sĩ trẻ Lê Thanh Tâm (đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế - chức vụ và ma túy) “chiến đấu” để mang lại sự bình yên cho xã hội đã là lẽ sống. Trong từng chuyên án, người cảnh sát trẻ này làm việc không ngơi nghỉ. Anh thường phân tích, nắm vững và theo sát đối tượng, thậm chí nhiều khi phải rượt đuổi, đối mặt những đối tượng mang trong mình căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Lòng dũng cảm, sự gan dạ đã giúp Tâm hoàn thành công việc thầm lặng của người chiến sĩ.
KIM ANH
Cô gái Everest!
Qua hành trình khắc nghiệt này, ngoài những giải thưởng chuyên môn, Hoài Nam đã nhận được nhiều giải thưởng: giấy khen của Thành đoàn TP.HCM về việc “Hoàn thành xuất sắc công tác thông tin tuyên truyền cho đoàn leo núi Việt Nam chinh phục đỉnh Everest”, giải thưởng “Mãi mãi tuổi 20” dành cho tập thể các vận động viên leo núi chinh phục đỉnh Everest, là 1 trong 44 gương đoạt “Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi - lần 1” của Thành đoàn TP.HCM nhân ngày truyền thống Thanh niên công nhân TP 15-10-2008… K.ANH |