Những teen mê “đi săn bắt con nghệ thuật”
Những “tay chơi” rất chất
“Đã xưa rồi những môi chúm chím, mắt mở thật to, chụp hắt từ trên xuống”, nhận xét của một nhóm bạn trẻ 9x khi hỏi về phong cách chụp ảnh của teen bây giờ. Trước đây, sắm một chiếc di động có chế độ chụp ảnh khoảng “2 chấm” trở lên là đã có thể có vô vàn kiểu ảnh nghịch ngợm, “chơi chơi” rồi post lên blog để chia sẻ với bạn bè. Các dòng máy di động chụp ảnh được teen ưa chuộng như K của Sony Eriksson vì có ống Carl-Zeis danh tiếng, hay bộ N-Serie của Nokia cũng là lựa chọn không tồi. Chọn một chỗ “yêu yêu” như góc quán cà phê, bên bàn học, trước gương, hay bất cứ chỗ nào thích là teen đã có thể “tự sướng” ngay được.
Hôm đó, cả nhóm “quần thảo” ở khu vực ga Gia Lâm, vài ngày sau những tấm ảnh đầu tiên được công bố làm mình sốc lắm. Vì nó rất đẹp, từ độ sắc nét, ánh sáng đến bố cục. Không chỉ bạn bè mà bố mẹ mình cũng ngạc nhiên trước cách chụp của các bạn”.
Vài tấm ảnh trong album của nhóm Fly with Photograph (S.H Group)
V.Hiển (25 tuổi, phóng viên) cho biết: “Các bạn teen chụp nghiệp dư có thể dùng bất cứ loại máy nào nhưng đa số là những máy point n shot nhỏ gọn của Sony, Canon, Nikon, Fuji… Những dòng máy này tuy chưa thay được ống kính nhưng cũng đảm bảo cho các bạn chụp ảnh có yêu cầu trung bình. Khoảng 500đô la là các bạn có thể sở hữu 1 máy DSLR cùng 1 ống kính trung bình để “đi săn bắt con nghệ thuật”.
Khi đã có máy rồi là đến công đoạn tìm địa điểm, mẫu và lên ý tưởng cho bộ ảnh. Thảo Vân (19 tuổi, V.Đ) đã tham gia nhiều bộ ảnh với vai trò tạo mẫu chia sẻ: “Bọn mình xác định chụp để thỏa mãn đam mê chứ không vì một lý do cá nhân hay thương mại nào, nhưng bọn mình đầu tư, chăm chút cho nó hết mình để nó phải là một cái gì đó ghi dấu ấn của cả nhóm. Có thể là một cô gái đang vật lộn với cuộc sống để tìm ra ý nghĩa thật sự của hạnh phúc, hoặc là một chàng trai mắc chứng bệnh trầm cảm cần đến sự quan tâm của bạn bè, những trăn trở băn khoăn khi bạn tìm con đường riêng cho sự nghiệp…
Từng góc chụp, diễn xuất, thần thái của người mẫu đều không bị bỏ qua. Mỗi một bộ ảnh hoàn thành là bọn mình chia sẻ với bạn bè để rút kinh nghiệm, tìm thêm những cảm hứng mới cho các bộ ảnh sau.”.
Lomography - Những người “lọ mọ”
Thay vì đứng trước ống kính, và tổ chức thành một nhóm đi chụp ảnh là những bạn thích “solo”, dùng những dải màu của mình đề nhìn về cuộc sống, cuộc sống xung quanh và cuộc sống của chính bản thân mình.
“Một mình một “súng”, tớ có thể lang thang mỗi buổi trưa hè, “săn” những giọt nắng đang nhảy múa trên một ô cửa nhỏ xinh khuất trong một con phố cổ Hà Nội, hay một cụ già cười móm mém đang phơi chiếu, từng tốp em bé thả diều vào một chiều nắng gió trên Hồ Tây… Tất cả đều là những khoảnh khắc tuyệt vời của cuộc sống mà tớ muốn lưu giữ lại”, M.Hải (21 tuổi, MTCN HN) tâm sự về những bức ảnh đã cho cậu cảm nhận về cuộc sống và gắn bó với niềm đam mê khó dứt này.
Chụp được tấm ảnh ưng ý đã tốn nhiều công sức mà việc giữ gìn, bảo quản máy móc sao cho tốt cũng rất quan trọng. Trọng Thái (19 tuổi, T.P) rất sáng tạo trong việc bảo quản chiếc máy ảnh của mình: “Máy ảnh số kỵ độ ẩm và va đập, nên khi “tác nghiệp” bạn phải có một chiếc túi đeo đủ êm để tránh ảnh hưởng đến máy. Còn khi để tại nhà, tốt nhất là nên có một chiếc tủ chống ẩm và ẩm kế đi kèm, tuy nhiên loại này đắt nên mình mua hộp đựng thức ăn bằng nhựa to và doăng cao su thay thế. Đổ vào đó một chút hạt chống ấm (Silica Gel) có thể mua dễ dàng ở các cửa hàng hoá chất, chỉ cần 225 g SG là đủ, nếu nhiều quá sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của máy”.
Thể loại ảnh “Lomography” (chưa có từ tương đương trong tiếng Việt) là phong cách chụp ảnh tự do, không có sắp xếp, bố cục, những tấm ảnh hoàn toàn được chụp ngẫu nhiên được nhiều bạn trẻ “chuyển ngữ” thành “nhiếp ảnh lọ mọ”. Lọ mọ chọn máy, lọ mọ đi tìm từng góc cạnh của cuộc sống để bất ngờ “chộp” lại những hình ảnh chân thật, có thể sẽ không gặp lại lần thứ hai.
Bắt đầu với những tấm ảnh tự nhiên, sắc nét, chân thực về cuộc sống hay những bộ album đầu tư công phu, độc đáo, các bạn trẻ đều được thoả mãn niềm đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh. Sau mỗi khoảnh khắc bấm máy, là biết bao cảm xúc được ghi lại, là biết bao câu chuyện hay không cần kể bằng lời.
Ly Vũ