Một ý tưởng làm tổn thương nhiều người

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Một ý tưởng làm tổn thương nhiều người

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 19:21

TTO - Hàng trăm mail bạn đọc bức xúc với ý tưởng "ghi nợ lên bằng tốt nghiệp". Buồn, tổn thương, không chấp nhận được.., kèm theo những hiến kế "thiếu gì cách" để thu hồi nợ của sinh viên sau khi ra trường..

>> Ghi nợ trên bằng tốt nghiệp: nên không?

Theo tôi nghĩ, nếu Bộ GD ĐT làm theo cách ấy thì sẽ có rất nhiều HSSV mặc dù đang trong hoàn cảnh khó khăn cũng không dám tới ngân hàng để vay vốn nữa. Với tấm "bằng  nợ" này đi xin việc thì những ông (bà) giám đốc hay người đứng ra tuyển dụng sẽ nghĩ sao về chúng tôi?

Một tấm bằng có thể nói là quí nhất đời, miệt mài biết bao nhiêu năm đèn sách để được đến ngày nhận nó, cầm nó trong tay với niềm hạnh phúc mà in rõ dấu ấn nợ nần thì tủi hổ biết chừng nào cho SV?

Tôi cũng định làm hồ sơ để vay tiền ngân hàng nhưng nếu như vậy chắc tôi nói gia đình cố gắng vay người ngoài hoặc chòm xóm láng giềng gì đó để sau này tôi có thể nhận được tấm bằng mà không có nội dung là còn nợ tiền vay ngân hàng

NGÔ THANH MÃI (SV Viện Nghiên Cứu VH & GD Đông Nam Á)

Tôi rất hoan nghênh chính sách của nhà nước ta về việc cho học sinh, sinh viên nghèo được vay vốn với lãi suất ưu đãi để học tập. Vì chính điều này đã tạo điều kiện rất nhiều học sinh, sinh viên ở hiện tại và các thế hệ sau này nữa có điều kiện được đến trường học có được một nghề nghiệp.

Chúng tôi không dám nói rằng nghề nghiệp này có thể giúp ích được gì cho đất nước nhưng ít ra cũng có thể giúp họ sống được trong tương lai, mà thật ra điều đó cũng đã góp phần xây dựng đất nước rồi. Chúng tôi nói điều này vì thực tế hàng năm ở địa phương - huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau nơi tôi đang sống có rất nhiều học sinh, thậm chí một số sinh viên đang học nửa chừng phải bỏ học do gia đình không đủ tiền.

Tuy vậy, tôi thật sự bất ngờ khi nghe được thông tin Bộ giáo dục đang tính phương án ghi nợ lên văn bằng để làm cơ sở cho việc thu lại nợ sau này. Theo chúng tôi nghĩ, để thu nợ có rất nhiều cách nhưng với hình thức ghi nợ lên văn bằng của người học là điều không thể chấp nhận được. Vì điều này tạo cho người vay và mọi người trong xã hội nói chung cảm giác đây là một hình thức cho vay lấy lãi sòng phẳng của ngân hàng đối với khách hàng chứ không phải mang ý nghĩa trợ giúp người dân như chủ trương ban đầu của chính sách này đề ra.

Hơn thế nữa hành động này sẽ xúc phạm rất lớn đến người vay khi mà nợ "cái nghèo" của họ lại bị người khác in dấu rất rõ ngay trên tấm bằng, vốn là bằng chứng cho cả một quá trình phấn đấu gian khổ và cũng mà biểu tượng cho danh dự của mình.

Chúng tôi đồng tình với Bộ trưởng BGD Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, "chẳng có gì phải xấu hổ khi vay tiền của nhà nước đi học". Tuy vậy, vấn đề ở đây là số nợ vay ấy lại mang lại một dấu ấn gần như không thể xoá được (trừ khi được thay mới) và cả trong thâm tâm của người vay. Ai dám nói rằng, mình sẽ không cảm thấy xấu hổ hay bị xúc phạm khi mang phải dấu ấn đó?

Một điều bất cập ở ý tưởng này là khi trả nợ xong dấu nợ trên văn bằng đó sẽ được xoá như thế nào? Bôi bỏ là điều không thể vì làm mất vẽ thẩm mỹ của tấm bằng, còn thay mới thì có phải vô tình gây thêm tốn kém cho ngân sách giáo dục và tiền của, công sức của người dân không, khi mà hiện tại ngân sách đó còn rất hạn hẹp?...

Với tư cách là một công dân, một người đi học thuộc dạng nghèo tôi rất mong chính phủ, BGD có những chủ trương, chính sách, những giải pháp thật sự hợp lý phù hợp với nguyện vọng và tâm lý chung của người dân, để thực hiện đúng với tình thần chủ trương cho vay trợ giúp học sinh, sinh viên nghèo vừa phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển giáo dục và lợi ích nước nhà.

QUÁCH VĂN NGHIÊM

Theo tôi ý kiến của Phó thủ tướng có điểm tích cực: Mọi sinh viên đều có quyền vay tiền tín dụng của Nhà nước để học tập, đó là một cơ hội tốt và ý nghĩa và đương nhiên sinh viên phải có trách nhiệm và bổn phận đối với tín dụng mình đã vay. Nhưng một khi những công cụ quản lý không hiệu quả và không được hoàn thiện như hiện nay thì số tiền nhà nước đồng nghĩa với số tiền của người dân bỏ ra sẽ bị thất thoát rất lớn, khi đó sẽ không thể tái đầu tư cho các dự án theo sau.

Tuy nhiên, không thể ghi nợ lên văn bằng của SV. Ý kiến của tôi là: những sinh viên vay tiền để học tập khi tốt nghiệp sẽ được cấp bản sao bằng tốt nghiệp của mình để đi tìm việc làm, nghĩa là bản chính sẽ do trường giữ lại đến khi nợ tín dụng của SV đó hoàn toàn được trả xong. Chắc chắn tân sinh viên đó sẽ cố gắng làm việc để trả nợ để "giải phóng" văn bằng tốt nghiệp của mình.

nghieppong@yahoo.com

Theo tôi có nhiều phương án quản lý nợ sinh viên thuộc diện vay vốn. Trong những phương án đó, phương án cấp bằng tạm hay nói cách khác chưa cấp bằng chính thức cho sinh viên còn đang nợ tiền vay là khả thi.

Phương án như sau: khi tốt nghiệp, sinh viên còn đang nợ tiền vay ngân hàng làm cam kết trả nợ trong thời gian nhất định (3-5 năm, tùy vào khả năng của SV), sau đó nhà trường cấp một chứng nhận đã hoàn thành chương trình học và đã tốt nghiệp, nhưng giấy chứng nhận này có thời hạn khoản 3 năm. Sau 3 năm nếu sinh viên đó đã trả xong nợ thì được nhận bằng chính thức (không còn hiệu lực).

Nếu sau 3 năm sinh viên vẫn chưa trả xong nợ thì làm cam kết trả nợ lần hai và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp (có thời hạn). Nếu sinh viên tiếp tục không trả được nợ lần thứ hai sẽ có biện pháp chế tài mạnh hơn như: thu hồi bằng - hủy kết quả học tập, bắt gia đình cam kết trả nợ,... Tôi nghĩ phương án trên thỏa mãn các yêu cầu của 2 bên cho vay và vay.

pakminhhoa@hotmail.com

Sưu tầm từ tuoitre
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến155 khách


cron