Tiến sĩ Alan Phan: ‘2012 là năm tuyệt vời để kinh doanh’

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

Tiến sĩ Alan Phan: ‘2012 là năm tuyệt vời để kinh doanh’

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 26 Tháng 1 2012, 14:02

Ý tưởng thú vị của Tiến sĩ Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa nhen nhóm nhiều điểm sáng trên bức tranh kinh tế tưởng rất ảm đạm của kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2012.
> Kinh doanh 2012: 'Đánh nhỏ, đánh chắc'
> 'Thị trường tiêu dùng chưa thể lạc quan'
> Doanh nghiệp gặt tỷ USD trong khủng hoảng

Năm 2012, có thể u ám với nhiều người nhưng với Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa (hoạt động tại Hong Kong và từng đạt mức lợi nhuận ròng lên tới 42%), khó không có nghĩa là không thể kiếm tiền. Chia sẻ tại một hội thảo kinh tế quan trọng cuối năm Mão, Tiến sĩ Alan Phạm cho rằng cũng như những lúc kinh tế toàn cầu hưng phấn tột độ, khủng hoảng thực chất vẫn là việc tiền chảy từ túi người này sang túi người khác. “Nếu biết cách thì người ta có thể kiếm tiền trong bất cứ biến động kinh tế nào”, vị Tiến sĩ này khẳng định.

Tiến sĩ Alan Phan cho rằng khủng hoảng cũng là cơ hội tốt để kiếm tiền. Ảnh: Gocnhinalan
Tiến sĩ Alan Phan cho rằng khủng hoảng cũng là cơ hội tốt để kiếm tiền. Ảnh: Gocnhinalan

Viện dẫn câu chuyện về một người nắm trong tay 100 triệu USD mà không biết làm gì, Chủ tịch Quỹ Viasa cho rằng nguồn vốn cho doanh nghiệp hiện không hề thiếu. “Bạn tôi làm cho một quỹ của Mỹ, được cam kết 100 triệu USD. 9 tháng qua ông ta chạy ngược xuôi, tìm cách tiêu số tiền đó. Kết quả là đầu tóc bạc trắng nhưng vẫn đứng trước nguy cơ 'ra đường' trong vòng 3 tháng tới vì ông chủ thấy số tiền đó vẫn còn nguyên, chưa đầu tư được vào đâu”, ông Phan kể.

Cũng theo thông tin từ vị tiến sĩ, trên thế giới hiện có mỗi ngày 400.000 - 500.000 tỷ USD “chạy vòng quanh”. Nếu một doanh nghiệp có sản phẩm, công nghệ đặc thù, tiếp thị, quản trị bài bản, bền vững thì không có lý do gì không kiềm được vài chục triệu USD từ guồng quay đó. “Rõ ràng ta đang đứng trước một cơ hội tuyệt vời để kiếm tiền. Vấn đề là phải nghĩ xem phải kiếm nó bằng cách nào?”.

Sáng tạo, khác thường là yếu tố đầu tiên được ông chủ quỹ đầu tư nhắc tới khi kiếm vốn. Bên cạnh đó là sự kiên nhẫn, sẵn sàng gõ 100 cánh cửa để chờ đợi 10 cánh mở, trong đó chỉ một cánh cho phép mình vào đàm phán. Yếu tố thứ 3 là cách tiếp cận và bán hàng, trong đó vấn đề được nhà đầu tư quan tâm nhất là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của bạn theo kiểu “ME TOO”, chẳng có gì khác biệt thì không ai muốn tạo cơ hội.

Yếu tố văn hóa cũng rất quan trọng và cho thấy nhu cầu của nhà đầu tư. “Một đại gia Trung Quốc thích nhìn bạn đi xe sang tới đón ở phi trường. Nhưng nhà đầu tư Mỹ chỉ cần xem báo cáo tài chính là đủ”, ông Alan lấy ví dụ.

Để làm được điều này thì doanh nhân, doanh nghiệp cần có một sự chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng. Cần một mô hình phân tích SWOT rõ nhu cầu, lợi thế cạnh tranh, rủi ro của doanh nghiệp, một báo cáo dự phòng tài chính đầy đủ và nghiêm túc và trên hết là những đề nghị mang tính thực tế cao. Theo Tiến sĩ Alan Phan, sự chuẩn bị này chiếm đến 90% thành công của việc gọi vốn. “Cũng như Tôn Tử từng nói thành bại của trận chiến quyết định ngay từ nhát gươm đầu tiên”, ông ví von.

Ngoài ra, Chủ tịch Viasa còn cho rằng doanh nghiệp cũng nên lưu tâm nhiều đến loại hình cũng như các đối tượng nhà đầu tư. Bên cạnh ngân hàng, cổ đông hiện hữu, gia đình - bạn bè hay ngay cả tín dụng đen… vốn được nhiều người nghĩ đến, nên xem xét việc gọi vốn từ các quỹ đầu tư, quỹ mạo hiểm, đối tác chiến lược…

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là niềm mơ ước nhưng trong nhiều trường hợp rất không thực tế vì nguồn vốn này thường đi tìm các dự án lớn. Thay vào đó, có thể cân nhắc tới nguồn vốn gián tiếp (FII). Theo ông Alan, đây là kênh còn bị bỏ ngỏ tại Việt Nam nhưng đang có cơ hội phát triển thông qua con đường niêm yết cổ phiếu tại các sàn chứng khoán nước ngoài.

Tuy vậy, bên cạnh vấn đề chi phí, Chủ tịch Viasa cho rằng hiện vẫn còn nhiều rào cản đối với việc lên sàn ngoại của các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là khả năng tuân thủ luật chơi. “Các sàn chứng khoán nước ngoài, như ở Mỹ chẳng hạn, để vào thì rất dễ nhưng giữ được mới là quan trọng. Doanh nghiệp phải thực sự lành mạnh, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Đây là những điểm doanh nghiệp ta còn yếu và nhất định phải thay đổi sớm”, Tiến sĩ Alan Phan nhận định.

Song Minh

Góc nhìn chuyên gia về kinh tế 2012 -Taichinh.vnexpress.net

+ 'Năm 2012, nên thủ sẵn tiền mặt để đón cơ hội' - Taichinh.vnexpress.net

+ Chủ tịch HSX: 2012 chưa phải là năm tốt với chứng khoán - Taichinh.vnexpress.net

+ T.S Cao Sĩ Kiêm: Thả nổi lãi suất cho vay là hại dân - Taichinh.vnexpress.net

+ Việt Nam xuất hiện tầng lớp tiêu dùng 'tỷ phú' - Taichinh.vnexpress.net

+ 'Việt Nam cần phải cải cách kinh tế vĩ mô hơn nữa' - Taichinh.vnexpress.net

Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến105 khách


cron