Sếp ghét những nhân viên…
Không vị sếp nào muốn có một nhân viên tuy làm được việc nhưng luôn cần phải nhắc nhở từng chi tiết, phải “ủn” mới làm. Nhân viên đó được coi là có thái độ lười nhác trong suy nghĩ và kém nhạy bén, thông minh.
Sáng tạo quá mức
Mặt khác, nếu bạn lúc nào cũng chăm chăm thể hiện bản thân bởi vì bạn muốn được nổi trội, được chú ý và được thăng tiến. Tất cả những mưu toan đó chỉ làm sếp đánh giá bạn thấp đi mà thôi.
Vì thế bạn cần cẩn thận không nên làm quá với những công việc được giao. Ví dụ, thay vì khiến cho bản báo cáo của bạn ấn tượng bởi các màu sắc và cách trình không cần thiết sao bạn không khiến sếp thán phục bằng những ý tưởng thực hiện mới lạ và hiệu quả.
Hơn nữa, việc cư xử “hơn người” như vậy không những không nhận được thiện cảm của các đồng nghiệp mà thậm chí còn bị họ dèm pha.
Lúc nào cũng “lý do lý trấu”
Đây là một trong những thói quen mà sếp ghét nhất ở một nhân viên. Mỗi khi làm gì sai hoặc có lỗi là bạn lại cố tìm ra một lý do để bào chữa thay vì thẳng thẳn nhận lỗi và sửa chữa. Khi bạn chưa hoàn thành xong công việc được giao thì bạn nói với sếp rằng hôm qua xe bạn hỏng và bạn đã phải mất cả ngày để đi sửa nó.
Với sếp, dù lý đó có là sự thật hay không thì sếp vẫn cho rằng đó là lỗi của bạn. Bởi vì việc xe hỏng và việc riêng của bạn và công việc là trách nhiệm bạn được hưởng lương để hoàn thành.
Lúc nào cũng phàn nàn
Trong công việc, mỗi khi phải làm việc căng thẳng, mệt mỏi bạn lại cảm thấy bực tức và luôn cáu bẳn với mọi người. Đó là thái độ không kiểm soát được bản thân và kém chuyên nghiệp.
Vì thế trước khi bạn định đưa ra bất cứ nhận xét tiêu cực nào thì hãy xem xét bản thân mình trước. Xem những vấn đề đó thực sự đến từ khả năng yếu kém của bản thân hay do ngoại cảnh tác động.
Hỏi quá nhiều
Tất nhiên người biết hỏi là người thông minh và mạnh dạn, nhưng nếu gặp bất cứ việc gì cũng hỏi và nhiều khi bạn chưa nghĩ kỹ bạn cũng hỏi thì nó sẽ mang lại kết quả tiêu cực. Để là người biết hỏi không phải là dễ, nếu bạn gặp việc gì cũng hỏi thì trong mắt không chỉ sếp mà các đồng nghiệp sẽ cho là bạn kém cỏi và ngớ ngẩn.
Luôn làm phiền mọi người
Những thói quen mà khiến các đồng nghiệp và sếp cảm thấy khó chịu và đôi khi là chiếm dụng thời gian, khoảng không của họ như nói quá nhiều, chiếm dụng quá nhiều không gian trong văn phòng hoặc nói chuyện điện thoại quá to,…
Để là một nhân viên được yêu mến và nể phục nơi công sở không phải là điều dễ. Ngoài năng lực vốn có của bản thân bạn còn cần phải rèn giũa những thói quen theo khuôn khổ và phong tục của mỗi nơi.
Thủy Nguyễn
Theo Askmen