8 “vết thương chí mạng” của CV
1. 96% thiếu tính thực tế
Thường được chỉnh sửa trên các mẫu CV sẵn có, do đó ứng viên không thể đáp ứng mọi nhu cầu của các nghành nghề, yêu cầu của công việc, chức vụ…thiếu tính thực tế.
Hơn nữa, các nhà tuyển dụng “bậc thầy của những bậc thầy” trong vấn đề việc làm, họ không mất mấy thời gian để nắm bắt khả năng sáng tạo của chính bạn trong bản CV.
2. 89% không rõ ràng về định hướng nghề nghiệp
Đừng nhầm tưởng mục kinh nghiệm được ghi đầy đủ, toàn những thành tích nhảy việc “xuất sắc” của bạn. CV ấy khiến nhà tuyển dụng không khỏi hoài nghi về định hướng nghề nghiệp của bạn, không biết bố trí bạn cho công việc nào mới phù hợp, niềm tin vào khả năng “trụ lại” công ty cũng không quá mức độ bạn nhảy việc.
Tuy nhiên, nếu CV chỉ là tờ giấy trắng chỉnh chu cũng không ghi được điểm từ nhà tuyển dụng. Họ cho rằng, bạn cũng đang phân vân trong định hướng nghề nghiệp của mình, chưa thấy bạn có hành động cụ thể đồng nghĩa với việc họ không thể khẳng định được rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công ty.
3. 85% liên lạc qua điện thoại
Gọi điện thoại, gửi CV qua mạng là những việc làm nhàn hạ nếu bạn chỉ ỷ lại vào nó mà không tự tìm cho mình con đường liên hệ trực tiếp, tạo mối quan hệ lâu dài.
Hơn nữa, cách làm này khiến bạn rơi vào thế bị động “hỏi 1 không biết 3”, điều gì cũng phải dò hỏi, khiến các nhà tuyển dụng có ấn tượng xấu về bạn, liệu họ có tin tưởng mà giao việc cho bạn?
4. 82% thông tin biểu đạt không rõ ràng
Khi ghi yêu cầu công việc hay chế độ đãi ngộ… đều chỉ ghi chung chung nội dung, hay chú trọng “phô bày” hàng loạt những công việc đã từng làm… rất ít người có khả năng thể hiện được giá trị và năng lực của chính mình qua những kinh nghiệm đã tích lũy được.
Mọi thông tin viết “tràng giang đại hải” không rõ ràng ý muốn biểu đạt luôn khiến các nhà tuyển dụng hoa mắt như rơi vào một “mê hồn trận”. Tất nhiên, nguy cơ bị loại là rất cao.
5. 78% chức vụ mong muốn không phù hợp với năng lực
Đây là vấn đề thường gặp và nan giải nhất trong tuyển dụng. Nhiều người không có năng lực nhưng lại có tham vọng vươn cao, muốn thử sức mình bằng mọ giá mà quên mất trình độ, năng lực của mình. Lại có những người, do tâm lý lo lắng, sợ hãi hay thích an nhàn lại nộp CV mong muốn tìm được công việc nhẹ nhàng, kém xa khả năng của mình…
Trước khi nộp CV, cần cân nhắc và xác định đúng định hướng nghề nghiệp. Có như vậy bạn mới toàn tâm toàn ý dành thắng lợi trên con đường công danh của mình.
6. 70% không diễn đạt được giá trị thực bản thân
Mặc dù ghi tràn ngập trên CV trình độ học vấn, kinh nghiệm trong công việc, tham gia các lớp đào tạo cao cấp…tuy nhiên, điều nhà tuyển dụng muốn thấy rõ là những kinh nghiệm và kĩ năng thực tế mà bạn đã tích lũy được. Muốn “giao bán” bản thân mình thì trước hết phải cho khách hàng thấy được giá trị thực của bản thân chứ không phải lớp bao bì sặc sỡ bên ngoài.
7. 36% ảnh hồ sơ không đạt chuẩn
Số ít người mắc phải lỗi đáng tiếc này cũng gây phản cảm cho nhà tuyển dụng. Đây là ấn tượng đầu tiên của bạn trước nhà tuyển dụng, ít nhất cũng phải cẩn thận chọn ra những bức ảnh phù hợp, cắt dán cẩn thận, tránh nham nhở, gãy gập.
8. 26% thông tin hỗn loạn
Những thông tin cần thiết như: trình độ học vấn, kinh nghiệm bản thân, định hướng nghề nghiệp…hay một số câu trả lời tiền phỏng vấn đã được nhà tuyển dụng đưa ra trước đó…thì lại biểu đạt dài dòng, liên miên, không rõ ràng. Điều này cũng phần nào chứng tỏ khả năng biểu đạt, dùng ngôn từ của bạn và cũng là vấn đề luôn khiến nhà tuyển dụng đau đầu khi phải mất công “sàng lọc”, chỉnh sửa.
Phạm Hằng
Theo Xinli