Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Phải nghĩ khác nếu muốn tận dụng năng lượng từ xe cộ

Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 7 2010, 14:31
gửi bởi Zelda

Đối với dạng mất mát năng lượng từ sức cản của không khí? Mất mát này tưởng chừng không thấy được, nhưng bạn phải biết nếu bạn đổ 10.000VND xăng, thì bạn tiêu phí hết đâu chừng 5.000 VND chỉ để nghe tiếng gió vù vù bên tai! (Phạm Trọng Mạnh)
> Ý tưởng mới về tiết kiệm năng lượng

Ý tưởng tận dụng cơ năng của xe để tạo ra năng lượng là không đúng, vì theo định luật bảo toàn năng lượng, nếu bạn tận dụng năng lượng của xe, hay của sức người thì năng lượng mà bạn "lấy" được cũng từ sự tiêu hao năng lượng của xe, tức là xăng mà thôi. Tương tự như vậy cho ý tưởng tận dụng sức người để đẩy cánh cửa, bạn cũng đang lấy năng lượng từ một dạng khác của người đẩy cách cửa.

Theo mình nghĩ phải đứng trên quan điểm khác hơn khi muốn tận dụng năng lượng từ xe cộ, năng lượng từ nhiên liệu chi phí cho việc vận chuyển của xe mất mát chủ yếu qua các khâu: 1. ma sát, nhiệt từ động cơ; ma sát qua hệ thống truyền động; 2. ma sát, nhiệt qua lốp xe và mặt đường; 3. đặc biệt là sức cản của không khí: tỉ lệ với bình phương vận tốc, xe chạy càng nhanh mất mát năng lượng do sức cản của không khí càng lớn.

Đối với dạng mất mát qua ma sát, nhiệt từ động cơ thì cách tốt nhất để tiết kiệm năng lượng là đổi từ động cơ đốt trong qua động cơ điện, động cơ điện hiệu quả hơn nhiều so với động cơ đốt trong, nhưng hiện tại vẫn còn vài điểm thua về kỹ thuật nên động cơ điện chưa thể thay thế hoàn toàn động cơ điện. Chúng ta hãy bàn về điểm này sau nhé.

Đối với dạng mất mát năng lượng qua hệ thống truyền động: thật ra các nhà sản xuất đã sử dụng những giải pháp tối ưu bằng những phát minh có tính tất yếu của lịch sử nên có lẽ nếu có cố gắng về mặt kỹ thuật thì cũng chỉ là "lượm lại" được chút thôi, có chăng là ở người sử dụng, mỗi người cố gắng bôi trơn cho xích, thay vòng bi tốt cho dầu mỡ vào, vậy là tiết kiệm được năng lượng cho chính bạn và cho xã hội rồi đó!

Đối với dạng mất mát do ma sát và nhiệt qua lốp xe và mặt đường (thật ra là do ma sát cả thôi), Cái này phụ thuộc vào nhà sản xuất lốp xe và nhà thi công đường! Chưa thấy ai đề cập đến vấn đề này ở Việt Nam, nhưng đó sẽ là một chi phí năng lượng khổng lồ nếu như mặt đường lởm chởm đá dăm hoặc có độ ma sát quá lớn trên toàn cõi Việt Nam! Để tiết kiệm năng lượng ở dạng này, đối với tầm "vĩ mô" phải đưa ra và thực thi quy chuẩn về sản xuất lốp xe và thi công mặt đường. Còn ở tầm "vi mô", mỗi cá nhân đừng xài lốp nặng quá, thường xuyên bơm cho căng đúng chuẩn và tìm lốp tốt mà đi vậy!. Còn ở giải pháp sáng tạo? đang đợi bạn thay thế lốp cao su và đường nhựa bằng một "cái gì đó..." như xe... bay chẳng hạn!

Đối với dạng mất mát năng lượng từ sức cản của không khí? Mất mát này tưởng chừng không thấy được, nhưng bạn phải biết nếu bạn đổ 10.000 VND xăng, thì bạn tiêu phí hết đâu chừng 5000 VND chỉ để nghe tiếng gió vù vù bên tai! Để dễ hiểu, bạn hãy hình dung, giả sử bạn ngồi lên một chiếc xe máy ngon lành chạy trên một đoạn đường thật bằng phẳng, và chạy theo chiều một cơn gió có tốc độ 50 km/h, bạn lên ga cho xe chạy ở tốc độ 50 km/h, rồi bạn cắt embraya, tắt máy, xe của bạn sẽ chạy được một quãng đường dài thật dài mà chẳng phải tốn tí xăng nào! Nhưng giờ nếu bạn chạy ngược lại bạn sẽ trả tiền xăng gấp đôi! Tiền xăng đó chúng ta phải trả cho sức cản “vô lý” của không khí. Vậy tại sao chúng ta không lấy lại nhỉ? Ý tưởng của tôi là mặc một “chiếc áo thu hồi năng lượng” từ sức cản của không khí để tái sinh ra một dạng năng lượng khác như điện năng chẳng hạn, rồi xài lại cái đó!

Bây giờ chúng ta quay trở lại với vấn đề tại sao chưa thể thay thế hoàn toàn động cơ đốt trong (tức gần 100% loại động cơ trên toàn thế giới này) bằng động cơ điện. Thứ nhất vì động cơ điện chưa thể tạo ra sự cơ động, độ lâu giữa hai lần tiếp "nhiên liệu" cũng như sức mạnh như động cơ đốt trong được, thứ hai đó là do vấn đề "tiếp năng lượng", hết xăng, đến cây xăng nhét vòi vào 5, 3 phút là lại chạy, còn bình ắc quy hết điện? Cách nhanh nhất là... đổi bình điện! suy nghĩ một chút bạn sẽ thấy bao nhiêu điều rắc rối, bình cũ, bình mới, chuẩn nào...

Sưu tầm từ vnexpress