50 phát minh tồi tệ nhất lịch sử

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức không thuộc những mục trên

50 phát minh tồi tệ nhất lịch sử

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 19:23

TT - Có những phát minh làm thay đổi thế giới như máy bay, penicillin, điện thoại hay Internet. Thế nhưng, không phải lúc nào các ý tưởng thông minh cũng trở thành những sáng chế hữu ích.

Máy bay Mỹ rải chất độc da cam ở đồng bằng sông Cửu Long ngày 26-7-1969 - Ảnh: Archives.gov

Trong danh sách 50 phát minh tồi tệ nhất từ trước đến nay do báo Time vừa đưa ra, có những phát minh cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người, môi trường sống và nền kinh tế.

Chất độc da cam

Quân đội Mỹ đã sử dụng gần 80 triệu lít chất độc da cam trên chiến trường Việt Nam trong giai đoạn 1961-1971, với mục tiêu phá hủy thảm thực vật Việt Nam. Tác động của nó thật khủng khiếp: làm tổn thương nghiêm trọng sức khỏe con người, gây các bệnh ung thư, dị tật bẩm sinh và hàng loạt rối loạn chức năng khác. Hàng triệu người Việt Nam và con cháu họ trở thành nạn nhân chất độc da cam. Ngay cả binh lính Mỹ cũng bị nhiễm độc và được các hãng hóa chất Mỹ bồi thường 180 triệu USD vào năm 1984. Trong khi đó, các nạn nhân Việt Nam vẫn đang tiếp tục cuộc hành trình đi tìm công lý.

Thuốc trừ sâu DDT

Ra đời từ năm 1873, nhưng mãi đến năm 1939 hóa chất DDT mới được sử dụng rộng rãi sau khi nhà hóa học Thụy Sĩ Paul Hermann Muller phát hiện khả năng diệt côn trùng của nó. Nhờ công trình này, ông đã đoạt giải Nobel năm 1948. DDT trở thành chất diệt sâu rầy và mầm mống gây bệnh sốt rét phổ biến khắp toàn cầu.

Tuy nhiên, những nghiên cứu sau này cho thấy DDT gây các bệnh ung thư, thần kinh, vô sinh, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết ở người. Hầu hết các nước phát triển đã cấm sử dụng DDT từ thập niên 1970, nhưng hóa chất này hiện vẫn đang được sử dụng phổ biến ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Túi nilông

Là một lựa chọn tiện lợi, rẻ tiền thay túi giấy, túi nilông đã trở nên phổ biến khắp toàn cầu từ thập niên 1970 và nay đáp ứng 80% nhu cầu đựng đồ của người đi chợ. Túi nilông đã cứu hàng triệu cây xanh, nhưng tác hại của nó vượt xa lợi ích. Mỗi năm có hơn 500 triệu túi nilông được sử dụng và bị vứt đi, hàng triệu chiếc xả ra ngoài môi trường. Phải mất hàng trăm năm chúng mới phân hủy. Giải pháp là gì? Tái chế, hoặc đơn giản hơn là hãy vứt bỏ cả túi nilông lẫn túi giấy và sử dụng chiếc giỏ riêng của bạn mỗi khi đi chợ.

Xăng pha chì

Phần lớn các trạm xăng khắp thế giới ngày nay cùng có một điểm chung, đó là tấm biển ghi chữ: “Không pha chì”. Trong suốt sáu thập niên, các công ty xăng dầu đã phớt lờ mối nguy hiểm của chì để kiếm bộn tiền. Chì làm tăng chỉ số octane trong xăng nhưng dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng: gây mất ngủ, huyết áp thấp, nhiễm độc chì... Hiện nay, hầu hết các nước đều đã cấm sử dụng xăng pha chì, nhưng ở một số khu vực tại Nam Mỹ, châu Á, Đông Âu và Trung Đông, xăng pha chì vẫn còn được sử dụng.

CFC

Là từ viết tắt của chlorofluorocarbon, CFC là hóa chất độc hại tàn phá môi trường Trái đất. Được sử dụng trong tủ lạnh và bình xịt, CFC làm suy yếu tầng ozone, tấm áo giáp mỏng manh ngăn tia cực tím từ Mặt trời tấn công bề mặt Trái đất. Bị hạn chế sử dụng từ thập niên 1970, nhưng CFC có thể tồn tại trong không khí gần 100 năm. Một sai lầm có tác hại quá lâu dài.

Dầu thực vật hydro hóa

Dầu thực vật hydro hóa hay chất béo chuyển hóa được sử dụng từ cuối thập niên 1800, nhưng những nghiên cứu hiện đại cho thấy dầu thực vật hydro hóa gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe, bao gồm nguy cơ tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, gây các bệnh về tim mạch. Năm 2006, chính quyền Mỹ yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm nước này phải ghi rõ lượng chất béo chuyển hóa có trong sản phẩm của họ.

HIẾU TRUNG (Theo Time)

Sưu tầm từ tuoitre
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST khác

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến61 khách