Cạnh tranh chất xám
Phải có khâu đột phá, thay đổi thực sự về nhận thức để dòng trí thức trẻ chảy vào cơ quan nhà nước mà không chảy ra.
(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Vì có dòng chảy chất xám như vậy nên nguy cơ thấy rõ là chất lượng nguồn nhân lực trong khối nhà nước ngày càng thấp. Cán bộ, công chức chính quyền không có năng lực tương xứng với nguồn nhân lực trong xã hội thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển chung. Cán bộ công chức chính quyền trình độ hạn chế thì không thể giải quyết tốt công việc. Sự trì trệ của bộ máy hành chính một phần do cơ chế, nhưng một phần là do chuyên môn nghiệp vụ của người trực tiếp xử lý công việc. Những sáng tạo, sự năng động của cộng đồng khi gặp phải lực cản từ các cơ quan công quyền thì mất hết tác dụng, trở thành vô hiệu. Lực cản đó được gọi tên rất rõ là năng lực và trách nhiệm của những người có quyền hành.
Cuộc cạnh tranh chất xám giữa các cơ quan nhà nước và các thành phần tư nhân rất không tương xứng vì phía tư nhân nhiều lợi thế hơn. Lý do không chỉ ở sự khác biệt về thu nhập mà còn chênh nhau ở các yếu tố khác về chăm sóc, đãi ngộ, tôn trọng và thăng tiến công bằng. Điều mà trí thức trẻ quan tâm là môi trường làm việc năng động, có nhiều cơ hội để thể hiện mình, phát huy tính sáng tạo. Những điểm này vắng bóng trong cơ quan nhà nước, mà thay vào đó là cách làm rập khuôn, cơ chế cũ kỹ, tư duy lạc hậu. Không ai dễ dàng đem tài năng, sức trẻ của mình để đổi lấy đồng lương thấp và một môi trường làm việc hạn chế năng lực tư duy, cạnh tranh thăng tiến không phải bằng tài năng mà bằng những thủ thuật tầm thường.
Người trẻ có tâm hồn trong sáng, muốn cống hiến và hy sinh, nhưng muốn làm được điều đó đôi khi không dễ.
Lê Chân Nhân