Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Lý giải nguyên nhân HS “né” sư phạm

Gửi bàiĐã gửi: 27 Tháng 4 2011, 14:30
gửi bởi Zelda
(Dân trí) - Dù rất yêu nghề và muốn được đứng trên bục giảng, được nghe tiếng gọi “Thầy” nhưng đã không ít học sinh buộc phải “quay lưng” với ngành nghề mà họ từng mơ ước chỉ bởi một lý do duy nhất – lương sư phạm không đủ nuôi sống bản thân.
 >> Báo động về chất lượng nhân lực ngành giáo dục

Tôi là sinh viên mới tốt nghiệp Sư phạm. Cùng khóa với tôi, số lượng xin việc chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tôi cũng không quan tâm làm thế nào được vào biên chế, tôi đi làm ngoài luôn. Nhưng nhớ những ngày thực tập, dạy gia sư, giờ tôi đang dạy gia sư miễn phí cho 2 em để giữ kiến thức. Hy vọng 1 ngày nào đó, mọi thứ thuộc về giáo dục thay đổi, tôi sẽ quay lại để đứng trên bục giảng” - Trần Quang: sirius_181@yahoo.com.

 

Cháu là con của một giáo viên, khi ngồi trên ghế nhà trường cháu cũng có mong ước được trở thành cô giáo như mẹ nhưng khi băn khoăn giữa chọn trường đại học thì cháu lại chọn ngành kinh tế.

 

Mặc dù bố mẹ vẫn khuyên cháu đi sư phạm nhưng đa phần là cháu tự quyết định tương lai, cháu chọn kinh tế vì những lí do sau:

 

- Lương của sư phạm quá thấp, chế độ đãi ngộ không tương xứng.

 

 - Người ngoài nhìn vào thì nói giáo viên nhàn nhưng thực sự rất bận rộn, chuyện lớp, chuyện chuyên môn, giáo viên dạy giỏi, chiến sỹ thi đua, ôn thi... mà thưởng thì chả được bao nhiêu. Trong khi làm ngân hàng làm ngoài giờ tăng 300% lương, thế thì quá bất công với " nghề cao quý".

 

- Mẹ cháu đã học cao học xong cách đây 7 năm nhưng đến giờ vẫn hệ số lương đại học chứ chưa nhận hệ số lương sau đại học. Ngoài ra chưa kể đến có những tắc trách trong công tác quản lí. Là một nhà giáo lâu năm và tâm huyết với nghề, cái mà mẹ cháu và đồng nghiệp tâm niệm chỉ là tiếng " thầy" của học sinh thân yêu mà thôi. Thử hỏi như thế thì những lớp kế cận có muốn thi vào sư phạm nữa hay không?”

nguyễn thị thu hiền: thuhien0105@gmail.com.

 

 

 

Nghề sư phạm quá chán rùi! Mình học đại học ra trường mất 1,5 năm mới xin được việc. Trước đi dạy hợp đồng đươc 500 nghìn một tháng, sau đó chuyển tỉnh khác xin được nhưng mất 1 số tiền khổng lồ so với mức lương. Hết tập sự xin về tỉnh lại mất 1 số tiền khác. Vậy mà đã 5 năm theo nghề, hiện nay mình là GV giỏi cấp tỉnh, có học sinh đạt giải nhất huyện. Năm được giấy khen học tập theo tấm gương đạo đức HCM. Năm nay đăng ký chiến sĩ thi đua, có đến 90% khả năng là sẽ được. Nhưng rùi thấy nghề nghiệp, sự phấn đấu vươn lên thật khó khăn nếu so với nghề khác. Lương thì thấp, không đủ sống, hiện tại được có 2,1 triệu đồng. Lại sống ở thành phố, đi làm ở huyện cách nhà 13 km. Cuộc sống vô cùng khó khăn về kinh tế, nếu không có gia đình giúp đỡ không biết có nuôi nổi con không nữa. Thấy ngành mình chán quá rùi! Có lẽ dù được đào tạo và tiếc nghề lắm, nhưng biết làm sao?” - nguyễn thị ngọc hiền: ngochienbg1@gmail.com.

 

 

 

Buồn ghê vì tình cảnh chung của nhà giáo. Tôi là cũng là giáo viên, đã làm quản lý trường THPT 14 năm sau khi công tác được 2 năm. Cũng rất nhiệt huyết như phần lớn giáo viên khác, cũng đang làm NCS ở nước ngoài nhờ nỗ lực của bản thân. Nhưng tôi cũng không tự nuôi sống bản thân mình bằng đồng lương của chính mình. Tôi đã có gia đình với 1 cháu nhỏ, nhưng mọi thứ chi tiêu gọi là lớn với tôi ( như TV, bàn ghế ngồi bình thường...) đều do cha mẹ, anh em cho để mà có thời gian, công sức cống hiến và yêu nghề.

 

Tôi cũng là người sống rất lạc quan, nhưng mới đây đã nói chuyện cùng vợ tôi-một giáo viên công tác 13 năm- rằng rất đồng ý để cô ấy nghỉ việc ở nhà để bán hoa quả kiếm sống. Thật đau lòng vì lời khuyên ấy, nhưng tôi không tủi hổ vì tuổi xuân chúng tôi đã cống hiến hết, đã tâm huyết với nghề cao quý rồi. Chỉ tiếc rằng nghề giáo không đảm bảo cuộc sống của giáo viên nên chúng tôi buộc phải xa nó khi có thể mà thôi. Thật buồn. Chỉ khi nào các chính khách, những người có tiếng nói quyết định sống cuộc sống của người dân thường, của công chức, viên chức nghèo họ mới có những giải pháp làm thay đổi tình cảnh hiện tại. Hi vọng ấy có thể còn xa vời nhưng không thể không tới” - Người tâm huyết: tamhuyet@yahoo.com.

 

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường hợp đau lòng là sinh viên sư phạm học xong không xin được việc đành phải làm trái nghề.

 

Ngày tôi học cấp 3 cô giáo dạy bộ môn toán lớp tôi có nói: "Người giỏi nếu làm giáo viên thì sẽ làm cho nhiều thế hệ sau giỏi". Một bạn học giỏi nhất lớp tôi, thi đại học được 29 điểm, học lớp tài năng Toán ĐHSP1 Hà Nội, Thạc sĩ loại giỏi tại Pháp và hiện giờ đang công tác tại một trường đại học uy tín nhất nhì Việt Nam nhưng lại hưởng lương chưa tới 4 triệu. Trong khi các bạn khác (và cả tôi) học khối kinh tế, kỹ thuật hiện đang hưởng lương cao gấp 1,5 đến nhiều lần như thế nữa. Thực tại như vậy người gỏi có đi học sư phạm không?

 

Một ví dụ khác, bạn học lớp cấp 3 của tôi tốt nghiệp khoa sử ĐHSP Vinh bằng khá, kết nạp Đảng trong trường ĐH, ra trường không xin được việc, đi làm công nhân nhà máy may giầy da xuất khẩu. Nếu muốn xin được việc thì phải mất một số tiền không dưới 9 con số. Bạn đọc nghĩ xem làm đến bao giờ thì thu lại số tiền này? Vừa rồi tôi về quê ăn tết khuyên bạn ấy nên vào Tây Nguyên xin việc cho dễ, và bạn ấy đã xin được việc ở một trường cấp 2 tại Đắc Nông, lương được 2,5 triệu. Ở quê tôi chuyện tốt nghiệp đại học sư phạm đi làm công nhân hoặc trái nghề không phải là ít. Nhà nước tốn bao nhiêu tiền để đào tạo các giáo viên đi làm công nhân như vây sao? - Nguyễn Mạnh Cường: manhcuong.nguyenvan@gmail.com.

 

Tôi thấy nghề giáo viên là nghề cao quý nhất, sáng tạo nhất vì đã tạo ra những con người sáng tạo!!! Bản thân tôi cũng được đào tạo để làm giáo viên, tôi rất yêu thích nghề này nhưng chẳng có tiền mà chạy vào công chức và gia đình cũng không có ai làm quan to mà che trở cho được nên tôi đành chia tay nghề này để đi làm vài việc lao động phổ thông trong doanh nghiệp. Nếu có cơ hội tôi vẫn khuyên các bạn tre nên thi vào trường Sư phạm vì đã có cái sư phạm trong người thì có thể làm đc rất nhiều việc!” - Đinh Thể: dinhtrongthe@gmail.com.

    

Có thể với một số người thì lương cũng chỉ là một lý do trong hàng vạn lý do để không chọn nghề sư phạm ở thời điểm này. Tuy nhiên với phần đông những nhà giáo tâm huyết, sống lâu năm với nghề đều có cuộc sống khó khăn, chật vật đúng như lời một người con có cha mẹ đều làm giáo viên chia sẻ:

 

Bố mẹ tôi là giáo viên đã trên 25 năm, vì thế ngay từ lúc còn ngồi ghế nhà trường tôi đã được ba mẹ định hướng nối nghiệp của họ. Tôi đã thi vào sư phạm và đỗ với số điểm cao. Tuy nhiên vì một vài lí do, tôi đã không theo học được mà chuyển hướng sang ngành khác. Bây giờ, bố mẹ tôi vẫn đi dạy học, vẫn tâm huyết với nghề nhưng cuộc sống lại rất khó khăn. Có lẽ không riêng gì bố mẹ tôi mà hầu hêt đội ngũ giáo viên tâm huyết đều có cuộc sống chật vật, phải lo toan đủ đường.

 

Tôi tốt nghiệp được 3 năm, hiện đang là quản lí một chi nhánh của công ty nước ngoài, thu nhập hiện tại đã gấp hơn 10 lần so với tổng lương của bố mẹ. Nếu bây giờ tôi là giáo viên, cuộc sống sẽ như thế nào? Tôi tôn trọng tất cả những thầy cô giáo, tuy nhiên, dù sao họ cũng là con người, cần ăn mặc, chi tiêu cho quan hệ xã hội... mà thu nhập hiện tại hoàn toàn không thể đáp ứng.

 

Mong rằng nhà nước ta sẽ có những cải biến để giáo dục trở thành một ngành nghề có thể nuôi sống chính nhân viên của mình, có như thế mới mong cải thiện được chất lượng giáo dục, mới thu hút được tài năng của táng lớp trẻ được. Đây có lẽ là câu chuyện buồn đang chờ một kết thúc có hậu....!!!” - Đoàn Trần Hùng: doantranhung@gmail.com.

 

Bản thân tôi chưa từng nghĩ đến làm sư phạm, cũng như hướng nghiệp cho con tôi sau này theo nghề sư phạm. Chỉ nhìn mức lương mà chả ai muốn làm. Yêu nghề là gì, một nghề cho chính còn hơn chín nghề là gì. Lý lẽ đó giờ đã trở nên huyễn hoặc. Tôi nhận thấy thực tế xã hội ngày này "ai làm ra tiền nhiều hơn ---> người đó giỏi hơn " đơn giản thế thôi.

 

Tôi từng về lại trường cũ, thăm lại thầy cô, những người dẫn dắt tôi từng bước vào đời... chia xẻ niềm vui công việc với họ, bất giác tôi thấy ái ngại khi các thầy vỗ vai thăm hỏi chuyện lương bổng. Tôi nói con số 1.800 usd, các thầy tròn xoe mắt. Tôi cũng thành thật là số này đối với một số ngành nghề như kinh doanh chứng khoáng hay dầu khí cũng chỉ là số lẻ, nhưng với công nghệ thông tin thì nó cũng thuộc dạng khá khá, có thể nói là đủ ă... sang một chút.

 

Thầy tôi cũng tâm sự thật lòng là con thầy hiện giờ cũng học công nghệ thông tin truyền thông để sau này có được cuộc sống khá hơn thầy ngày xưa và bây giờ. Thiết nghĩ nếu ngành giáo dục vẫn theo lối mòn, thì năm sau, năm sau, và năm sau nữa, chắc chỉ còn 2 hay 3% sv đang kí vào ngành sư phạm” -trường tân: votruongtan@gmail.com.

 

Đã là nghề cao quý nhất phải được sự quan tâm và được trả công xứng đáng với tên gọi của nó là mong muốn, là ước nguyện chung của những ai đã và đang trên con đường trở thành những “kỹ sư tâm hồn”.

 

Lời của bạn Nguyễn Thị Mỹ Hạnh: hanhnm102@yahoo.com chính là nỗi lòng của những người tâm huyết với nghề nhà giáo: “Đọc bài viết của tác giả Trần Quang Đại, tôi rất tâm đắc vì chính vấn đề mà tác giả đưa ra cũng là điều tôi trăn trở và đã từng tâm sự với đồng nghiệp, và với cả HS của mình. Nhưng tôi không đủ khả năng để thuyết phục các học trò giỏi của mình theo ngành Sư phạm.

 

Đã đứng trên bục giảng 4 năm học, tôi chưa gặp được học trò nào tâm sự với mình là: em muốn làm thầy giáo, như tôi ngày xưa đã từng thể hiện với thầy cô của mình. Các em bị ảnh hưởng bởi dư luận xã hội, và cái định kiến về nghề nghiệp quá lớn. Đúng là cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn khi các em theo nghề cao quý nhất.

 

Là nghề cao quý nhưng lại không nhận được sự quan tâm thích đáng của Nhà nước. Chúng tôi phải vận lộn với cuộc sống bằng đủ thứ nghề tay trái thì làm sao còn nhiều thời gian để học tập, nâng cao trình độ.

 

Chúng tôi, những người làm trong ngành giáo dục kính mong các vị lãnh đạo hãy đọc những dòng tâm huyết này và không bỏ qua để tìm ra giải pháp cho Giáo dục Việt Nam...”.

 

Nguyệt Thu (tổng hợp)

Sưu tầm từ dantri