(Dân trí) - Sách là tri thức của nhân loại, hay cũng có thể nói: sách là người bạn tâm tình, đồng hành với ta những lúc vui buồn. Sách đem lại nguồn cảm hứng vô cùng lớn lao, khi đọc sách như được giao lưu, tâm sự với nhiều nhân vật…
Đọc sách chủ động
Dường như những lời tâm tình và thì thầm của sách vẫn cứ văng vẳng mãi với thời gian. Tuy vậy cũng có những nỗi buồn thời nay là nhiều người dửng dưng với sách, hoặc chỉ dùng sách làm vật trang điểm, khoe khoang, rồi còn nạn lậu sách, “luộc” sách…
Tôi nhớ dịp tham gia khóa học Phương pháp luận sáng tạo tại trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật TSK năm 2008, có tham gia hội chợ sách và dự buổi tọa đàm với chủ đề “Người Việt có mê đọc sách?”. Trong buổi tọa đàm có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi nhớ mãi câu hỏi của một diễn giả: Người Việt ở đây là những ai? Rồi ông tự trả lời: người Việt 80% là nông dân. Vậy nông dân có nhiều cơ hội để đọc sách không? Diễn giả đó cũng ước ao mỗi gia đình có một tủ sách. Tôi cứ suy nghĩ mãi về những trao đổi của diễn giả đó.
Tôi nhớ dịp tham gia khóa học Phương pháp luận sáng tạo tại trung tâm Sáng tạo khoa học kỹ thuật TSK năm 2008, có tham gia hội chợ sách và dự buổi tọa đàm với chủ đề “Người Việt có mê đọc sách?”. Trong buổi tọa đàm có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tôi nhớ mãi câu hỏi của một diễn giả: Người Việt ở đây là những ai? Rồi ông tự trả lời: người Việt 80% là nông dân. Vậy nông dân có nhiều cơ hội để đọc sách không? Diễn giả đó cũng ước ao mỗi gia đình có một tủ sách. Tôi cứ suy nghĩ mãi về những trao đổi của diễn giả đó.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn |
Tuy nhiên, không chỉ người nông dân không đọc sách do thiếu điều kiện, mà ngay cả ở thành thị có vẻ người ta cũng ít đọc sách dần đi thì phải. Nguyễn Quang Thạch là người khởi xướng dự án Tủ sách dòng họ có chia sẻ: “Tôi đã mất 2 tháng đi xe buýt tới 60 chuyến các tuyến từ 1 đến 51 để xem người dân có đọc sách không, nhưng chỉ nhìn thấy duy nhất… 1 người”.
Trước đây khi tôi còn làm bí thư Đoàn trường, trong 3 năm liền tôi đều có các buổi nói chuyện với các tân sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Trong tất cả các buổi nói chuyện tôi đều hỏi các bạn SV câu hỏi: Trong những năm vừa qua, ngoài các sách như Toán, Lý, Văn, Sử … mà các em buộc phải đọc, bạn nào đã đọc mỗi năm 1 đến 2 cuốn sách dày khoảng 2, 3 trăm trang trở lên bàn về một vấn đề gì đó chưa? Trong một hội trường có khoảng 600 SV, chưa lần nào có tới 10 người giơ tay.
Trước đây khi tôi còn làm bí thư Đoàn trường, trong 3 năm liền tôi đều có các buổi nói chuyện với các tân sinh viên trong tuần sinh hoạt công dân đầu khóa. Trong tất cả các buổi nói chuyện tôi đều hỏi các bạn SV câu hỏi: Trong những năm vừa qua, ngoài các sách như Toán, Lý, Văn, Sử … mà các em buộc phải đọc, bạn nào đã đọc mỗi năm 1 đến 2 cuốn sách dày khoảng 2, 3 trăm trang trở lên bàn về một vấn đề gì đó chưa? Trong một hội trường có khoảng 600 SV, chưa lần nào có tới 10 người giơ tay.
Cho đến nay tôi đã hỏi câu hỏi đó với khoảng 30.000 SV và tỷ lệ giơ tay ước chừng khoảng 1%. Điều đó cho thấy số người đọc sách một cách chủ động là còn rất ít, nhất là đối với những loại sách chuyên đề nhằm mở rộng tri thức ngoài tri thức nhà trường. Đó là những SV, những người được coi là tầng lớp trí thức. Còn với đối tượng khác chắc sẽ còn thấp hơn.
Trải lòng cùng sách
Trong môn học Phương pháp luận sáng tạo mà tôi dạy tại khoa CNTT của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội bao giờ cũng có bài tập lớn dành cho các nhóm. Ngoài các nội dung về chuyên môn của môn học tôi đều yêu cầu các nhóm mua, lần lượt đọc và phân tích một cuốn sách mà tôi tuyển chọn sẵn. Có thể nói rất nhiều em có những phản hồi tích cực đối với sách. Sau đây là một số phản hồi tương đối điển hình:
…“Đúng là có đọc mới thấy được tất cả những điều trước kia mình biết là hoàn toàn sai lầm. Nói thật, trước khi tôi đọc cuốn sách này, tôi không mấy quan tâm đến những vị tổng thống. Đối với tôi đó là một khái niệm xa vời, vả lại tôi nghĩ biết để làm gì khi không giúp được gì, có gì hay ho bên cạnh những tổng thống kia chứ, ví dụ như với ông Bush...
Cuốn sách này tôi bắt buộc phải đọc. Khi cầm cuốn sách lên tôi có cảm giác chán kinh khủng nhưng nghĩ đến bài tập lớn phải hoàn thành, tôi đành mở cuốn sách với ý định nhồi nhét chút gì đó vào đầu để có cái mà viết. Nhưng khi đọc lời mở đầu của cuốn sách, tôi càng đọc càng thấy vỡ ra được nhiều điều, ban đầu là bất ngờ, sau đó là liên tiếp những điều mới mẻ đã cho tôi suy nghĩ khác về một con người. Tôi dần cảm thấy những gì tôi nghĩ trước kia về tổng thống Geogre Bush là hoàn toàn sai lầm, tôi thấy xấu hổ, thì ra “bù nhìn” là tôi chứ không phải là ông ấy”.
Trong môn học Phương pháp luận sáng tạo mà tôi dạy tại khoa CNTT của trường ĐH Công nghiệp Hà Nội bao giờ cũng có bài tập lớn dành cho các nhóm. Ngoài các nội dung về chuyên môn của môn học tôi đều yêu cầu các nhóm mua, lần lượt đọc và phân tích một cuốn sách mà tôi tuyển chọn sẵn. Có thể nói rất nhiều em có những phản hồi tích cực đối với sách. Sau đây là một số phản hồi tương đối điển hình:
…“Đúng là có đọc mới thấy được tất cả những điều trước kia mình biết là hoàn toàn sai lầm. Nói thật, trước khi tôi đọc cuốn sách này, tôi không mấy quan tâm đến những vị tổng thống. Đối với tôi đó là một khái niệm xa vời, vả lại tôi nghĩ biết để làm gì khi không giúp được gì, có gì hay ho bên cạnh những tổng thống kia chứ, ví dụ như với ông Bush...
Cuốn sách này tôi bắt buộc phải đọc. Khi cầm cuốn sách lên tôi có cảm giác chán kinh khủng nhưng nghĩ đến bài tập lớn phải hoàn thành, tôi đành mở cuốn sách với ý định nhồi nhét chút gì đó vào đầu để có cái mà viết. Nhưng khi đọc lời mở đầu của cuốn sách, tôi càng đọc càng thấy vỡ ra được nhiều điều, ban đầu là bất ngờ, sau đó là liên tiếp những điều mới mẻ đã cho tôi suy nghĩ khác về một con người. Tôi dần cảm thấy những gì tôi nghĩ trước kia về tổng thống Geogre Bush là hoàn toàn sai lầm, tôi thấy xấu hổ, thì ra “bù nhìn” là tôi chứ không phải là ông ấy”.
Sách là nguồn bổ sung kiến thức nhiều mặt cho cuộc sống (nguồn ảnh: internet)
…“Tôi đã khóc rất nhiều khi đọc đến cuối chương của cuốn sách Bài giảng cuối cùng và nước mắt tôi không ngừng rơi khi đọc những dòng anh nhắn nhủ cho 3 đứa con thơ. Tôi khâm phục anh, một con người luôn yêu quý gia đình, yêu nghề và luôn cố gắng giúp sinh viên học tập, sáng tạo. Tôi đã khóc khi anh nói lời xin lỗi vợ: Anh xin lỗi vì đã không tổ chức được sinh nhật cuối cùng cho em. Tôi đã khóc khi xem video thấy cả hội trường gần 400 người cùng anh hát tặng vợ anh bài Happy Birthday”.
…“Tôi là SV năm thứ 2 khoa CNTT trường ĐHCN HN. Là dân khối A và tuổi đời còn rất trẻ, tôi chưa từng đọc những cuốn sách dày quá 300 trang và mang tính triết lý về cuộc đời. Khi được phân công đọc và phân tích cuốn sách “Hành trình nước Mỹ của tôi” của tác giả Colin L.Powell dày hơn 800 trang, tôi cảm thấy đây là một nhiệm vụ quá khó khăn. Tuy vậy tôi vẫn cố đọc những trang sách đầu tiên.
Nhưng thật bất ngờ, với cách viết lôi cuốn và chân thật, tác giả đã thực sự cuốn tôi vào những trang sách của ông. Từ một nhiệm vụ bắt buộc phải làm giờ đây việc đọc cuốn sách này là một điều may mắn đối với tôi. Mỗi buổi tối, tôi thường dành ra ba tiếng đồng hồ để đọc nó. Có khi vì đang đọc đến đoạn lôi cuốn, tôi cố đọc tiếp để rồi ngủ luôn trên bàn học và rồi người nhà phải dậy kéo tôi vào giường lúc 3h sáng. Tôi mải miết đọc, từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
Đọc xong trong tôi tự nhiên man mác buồn, bởi đọc xong cuốn sách cũng là lúc tôi phải đưa cho các bạn khác đọc nó. Có lẽ đó là sự ích kỷ muốn độc chiếm những gì mình yêu thích. Tuy nhiên tôi cũng thấy rất vui vì cuốn sách đã cho tôi rất nhiều điều bổ ích và tôi tin rằng những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp ích cho cuộc sống sau này của tôi”.
…“Trước khi nói về cuốn sách Think and grow rich của Napoleon Hill, lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn thầy đã cho chúng em biết về một cuốn sách vô cùng ý nghĩa, một cuốn sách chứa đựng bao điều tuyệt vời. Chính nhờ thầy mà chúng em đã được biết về cuộc sống của những con người vĩ đại, của những suy nghĩ làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống này”.
Với những bạn đọc vẫn có niềm tin yêu vào sách như vậy, tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người tìm thấy niềm vui từ sách.
…“Tôi là SV năm thứ 2 khoa CNTT trường ĐHCN HN. Là dân khối A và tuổi đời còn rất trẻ, tôi chưa từng đọc những cuốn sách dày quá 300 trang và mang tính triết lý về cuộc đời. Khi được phân công đọc và phân tích cuốn sách “Hành trình nước Mỹ của tôi” của tác giả Colin L.Powell dày hơn 800 trang, tôi cảm thấy đây là một nhiệm vụ quá khó khăn. Tuy vậy tôi vẫn cố đọc những trang sách đầu tiên.
Nhưng thật bất ngờ, với cách viết lôi cuốn và chân thật, tác giả đã thực sự cuốn tôi vào những trang sách của ông. Từ một nhiệm vụ bắt buộc phải làm giờ đây việc đọc cuốn sách này là một điều may mắn đối với tôi. Mỗi buổi tối, tôi thường dành ra ba tiếng đồng hồ để đọc nó. Có khi vì đang đọc đến đoạn lôi cuốn, tôi cố đọc tiếp để rồi ngủ luôn trên bàn học và rồi người nhà phải dậy kéo tôi vào giường lúc 3h sáng. Tôi mải miết đọc, từ trang đầu tiên đến trang cuối cùng.
Đọc xong trong tôi tự nhiên man mác buồn, bởi đọc xong cuốn sách cũng là lúc tôi phải đưa cho các bạn khác đọc nó. Có lẽ đó là sự ích kỷ muốn độc chiếm những gì mình yêu thích. Tuy nhiên tôi cũng thấy rất vui vì cuốn sách đã cho tôi rất nhiều điều bổ ích và tôi tin rằng những bài học kinh nghiệm đó sẽ giúp ích cho cuộc sống sau này của tôi”.
…“Trước khi nói về cuốn sách Think and grow rich của Napoleon Hill, lời đầu tiên chúng em xin cảm ơn thầy đã cho chúng em biết về một cuốn sách vô cùng ý nghĩa, một cuốn sách chứa đựng bao điều tuyệt vời. Chính nhờ thầy mà chúng em đã được biết về cuộc sống của những con người vĩ đại, của những suy nghĩ làm nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống này”.
Với những bạn đọc vẫn có niềm tin yêu vào sách như vậy, tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người tìm thấy niềm vui từ sách.
Nguyễn Minh Tân
LTS Dân trí - Sách là nguồn bổ sung kiến thức nhiều mặt cho cuộc sống; cũng có thể nói sách là “người Thầy”, “người bạn tâm tình” của mọi người. Dù trong thời đại ngày nay, có nhiều nguồn thông tin được cập nhật trên các phương tiện nghe nhìn, nhưng sách (bao gồm cả sách diện tử) vẫn là nguồn cung cấp kiến thức cũng như để trao đổi nhiều vấn đề về đời sống tâm hồn một cách sâu sắc và giàu sức thuyết phục…
Cũng vì vậy, sách mãi mãi là người bạn đồng hành của mọi thời đại và “Văn hóa đọc” còn mãi trường tồn cùng với con người có văn hóa và biết coi trọng đời sống nội tâm.
Sưu tầm từ dantri