Sôi nổi với đề tài nên hay không thi trắc nghiệm
>> Thi trắc nghiệm: Tiếp tục hay dừng lại (!?)
Hình thức thi trắc nghiệm đã được Bộ GD&ĐT đưa vào các kỳ thi ĐH, CĐ từ năm 2005. Tuy nhiên, ngay khi phương thức này được thực hiện đã gặp rất nhiều phản đối từ phía các nhà giáo cũng như người công tác trong các ngành giáo dục.
Thậm chí GS Văn Như Cương cũng không đồng tình với phương thức này khi đưa ra nhiều dẫn chứng hậu quả nền giáo dục nước nhà sẽ phải đối mặt nếu tiếp tục cho thi trắc nghiệm.
Thi trắc nghiệm làm mai một khả năng sáng tạo?
Không ít độc giả có đồng quan điểm với tác giả bài viết Nguyễn Văn Pho và GS Văn Như Cương về vấn đề này:
Phân tích những điểm yếu của hình thức thi trắc nghiệmNguyễn Văn Thưởng: thũong8nd@gmail.com bày tỏ: “Nên bỏ thi trắc nghiệm bởi hình thức này không đánh giá được tính sáng tạo và thực lực của học sinh. Học hành gì mà học lực TRUNG BÌNH đỗ 2 trường Đại Học. Thi cử kiểu này không có tính sàng lọc. Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp, đại học, cao đẳng ngày càng tăng bên cạnh đó những kiến thức căn bản của một học sinh, sinh viên không có. Sinh viên đại học viết có một đoạn bài dài 1 tờ A4 mà sai chính tả đến cả mấy chục từ. Thử hỏi nền giáo dục có được ở đâu”.
Lê Văn Diệp: lvdiepvtld@gmail.com ủng hộ bỏ thi trắc nghiệm vì cho rằng thi tự luận phản ánh đúng chất lượng: “Bài viết phân tích rất hay. Thực tế có khá nhiều học sinh không vui khi thi trắc nghiệm. Các con tôi cũng nói thi tự luận hay hơn và phản ánh đúng chất lượng hơn. Xưa kia khi tôi còn là học sinh phổ thông khi làm bài tự luận thầy rất hay nhận xét về cách hành văn trong bài làm, thầy sửa cho chúng tôi nhiều và chúng tôi cũng thấy vui, phấn khích khi thầy nói cách giải hay đấy. Có những bài thầy trò đua nhau đưa ra cách giải, có những bài có rất nhiều cách giải khiến giờ học rất sôi động và có ích. Tôi tán thành việc thi tự luận.
Trong khi đó, Huynh Thi Kim Oanh: kimoanhhuynh@yahoo.com.vn khẳng định Bộ GD&ĐT đã sai khi đưa phương án thi trắc nghiệm áp dụng vào các kỳ thi lớn: “Không nên thi trắc nghiệm nữa ít nhất là với các môn tính toán như :lý, hóa, sinh vì khi thi trắc nghiện giáo viên cũng sẽ dạy theo kiểu trắc nghiệm và học sinh học theo kiểu trắc nghiệm, vấn đề này tôi rút ra được từ đứa em mới vừa thi tốt nghiệp năm nay, nhìn cách em được học và đã học trong vòng 3 năm cấp 3, tôi biết rằng Bộ GD & ĐT đã hoàn toàn sai khi thực thi hình thức này”.
Đã từng là gia sư, Thoa: tavoita29@yahoo.com cũng có đồng quan điểm với tác giả khi cho rằng hình thức thi trắc nghiệm không đánh giá được thực lực của người học: “Tôi rất đồng quan điểm với bài viết. Thi trắc nghiệm không đánh giá được thực lực của học sinh, làm cho các em lười suy nghĩ.
Tôi không phải là giáo viên, nhưng có kinh nghiệm dạy gia sư cũng gần 5 năm. Tiếp xúc với các em nhiều, thấy các em suy nghĩ rất thực dụng, cốt sao học được điểm cao. Giáo dục thế nào, mà các em chỉ cần điểm, mà không cần kiến thức. Vậy học để làm gì. Cho một bài trắc nghiệm lý, em có thể tìm được đáp án rất nhanh, nhưng khi hỏi lại bản chất của hiện tượng, thì không giải thích được. Như những cái máy, áp dụng công thức, bấm máy tính, thế là xong”.
(nguồn ảnh: internet)
Có chung quan điểm, thầy giáoBùi Thế Vinh: thevinh72@gmail.com mong muốn Bộ GD&ĐT sớm nghiên cứu lại hình thức thi trắc nghiệm: “Tôi cũng là nhà giáo, gần 20 năm trong nghề nhưng tôi cũng cảm thấy rõ ràng rằng thi trắc nghiệm ngày càng làm cho học sinh lười suy nghĩ đi, cứ làm liều đi kiểu gì cũng được 25% số điểm. Không biết tư duy logic, không đọc sách tham khảo. Nhìn chung chỉ nên trắc nghiệm ở một vài vấn đề mà thôi chứ không nên thi cả bài trắc nghiệm. Tôi rất thích ý kiến của thầy Văn Như Cương – “chỉ đào tạo ra một thế hệ không biết dùng bút để viết mà chỉ biết tô màu như học sinh mẫu giáo thôi”. Ôi các nhà GD ơi nghĩ đã kĩ chưa?
Tương tự, cô giáo Vũ Hồng Hạnh: honghanh12b@gmail.com cho rằng Bộ GD&ĐT cần phải có khảo sát cụ thể trình độ học sinh hiện nay để đưa ra giải pháp hợp lý: “Tôi rất đồng ý với tác giả bài viết này. Tôi là một giảng viên giảng dạy bộ môn Vật lý ở trường Đại học Sư phạm. Tôi nhận thấy rằng, từ khi học sinh thi đại học theo hình thức thi trắc nghiệm thì trình độ của sinh viên xuống dốc một cách trầm trọng. Khả năng tư duy và trình bày một vấn đề nào đó của các em rất kém. Kính mong bộ GD&ĐT có khảo sát cụ thể về trình độ học sinh hiện nay để có thể đưa ra giải pháp hợp lý”.
Những cái được từ thi trắc nghiệm
Là người quan tâm đến giáo dục nước nhà và từng được trải qua các kỳ thi trắc nghiệm của nước ngoài, nick incapable_man: incapable_man@yahoo.com phản biện:
“Trước hết phải khẳng định mỗi bài viết lên báo là một bài viết để cho tất cả mọi người cùng đọc, có người giỏi có người chưa giỏi, có người hiểu biết rộng có người vừa vừa... do vậy bài viết của anh sẽ làm những người đã từng đọc sách, đã từng trải qua các kỳ thi trắc nghiệm của nước ngoài trong đó có tôi sẽ cảm thấy rất buồn cười:
1. Trắc nghiệm chỉ phù hợp với những môn mang tính khoa học, không phải xã hội nên chúng ta không bao giờ đề cập cách hành văn ở đây. Khoa học chỉ có đúng và sai.
2. Một bài thi trắc nghiệm để học sinh sinh viên có thể đoán mò thì chúng ta nên xem lại đội ngũ ra đề không nên đổ cho trắc nghiệm không tốt hay làm nền giáo dục đi xuống. Anh có bao giờ dám nói những kỳ thi trắc nghiệm như IELTS, GMAT và rất nhiều môn trắc nghiệm khác là có thể đoán mò không?
3. Trắc nghiệm đúng nghĩa là một cách thi mà học viên không thể học vẹt, nó yêu cầu người học phải biết rõ ràng, phải hiểu sâu sắc chứ không thể hời hợt. Ở Việt
4. Anh bảo chúng ta nên bỏ trắc nghiệm không trình độ của học sinh ngày càng đi xuống, tôi khẳng định điều đó hoàn toàn sai. Trình độ của học sinh phụ thuộc vào cách giảng dạy, vào giáo trình. Tôi ví dụ: không thể để một học sinh lớp 1 tại trường Tràng An đi tả con lợn vì các em đâu có được tiếp xúc với con lợn -> điểm kém không có nghĩa là trình độ của các em đó thấp. Đôi lời góp ý, trân trọng!”.
Ủng hộ phương thức thi trắc nghiệm, nick Thi trắc nghiệm: kiwiaves@yahoo.com bày tỏ: “Thi trắc nghiệm là hay đấy (kiểm tra được phạm vi kiến thức rộng, khách quan trong khâu chấm thi, tiết kiệm tiền của, không căng thẳng cho học sinh…
Không phải là điền ngẫu nhiên mà đạt 2,5 điểm như bạn nói đâu. Nó có cơ sở toán học của nó đấy. Cũng không học vẹt để làm được bài đâu không tin bạn cứ làm thử đề thi đại học xem học vẹt có làm được không?
-Tuy nhiên trắc nghiệm cũng có những mặt hạn chế lớn nhất là kiểm tra khả năng diễn đạt của học sinh
- Theo tôi để trắc nghiệm có hiệu quả quan trọng nhất là biên soạn hệ thống câu hỏi phải hay, kết hợp rèn luyện khả năng diễn đạt bằng các hình thức khác như làm tiểu luận, tự luận, kiểm tra miệng vv...Và làm sao cho những loại điểm đó có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá, tuyển chọn học sinh chứ như hiện nay thì...”.
Còn lê cường: levietcuong217@gmail.com phân tích dưới góc nhìn một người trẻ từng được học tập tại các nước tiên tiến:
“Là 1 người còn trẻ, tôi chưa đủ kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đánh giá ảnh hưởng của 1 phương pháp giáo dục tới thế hệ tương lai của đất nước, nhưng vì cũng đã từng học và thi theo hình thức trắc nghiệm, tôi cũng muốn chia sẻ về cảm nhận của cá nhân.
Như ý kiến của thầy giáo Pho thì cách học để thi trắc nghiệm làm học sinh không cần học kỹ bài, nhưng ở Nga, người ta lại có những hội thảo nhận định rằng cách học này khiến học sinh phải ghi nhớ những chi tiết vụn vặt, chủ quan thì tôi thấy để nhớ được các chi tiết vụn vặt thì cần đọc rất nhiều và phải có 1 khả năng ghi nhớ tốt.
Thêm nữa, nói đi thì cũng phải nói lại, tất nhiên ở bất kỳ đâu cũng có những học sinh khác nhau, cách học mỗi người 1 khác, nhưng suy cho cùng cùng giáo dục là để phát triển khả năng con người 1 cách bài bản nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bằng cách nhìn của 1 người trẻ, tôi thấy trắc nghiệm phát huy tính nhanh nhạy, thông minh của học sinh nhiều hơn, bằng kinh nghiệm học ít ỏi của mình, tôi thấy chưa chắc tư duy theo cách tự luận là sáng tạo và năng động hơn, mà cũng cần dựa trên những phương pháp tư duy mà người dạy cho là kinh nghiệm.
Nếu làm bài tự luận cần thể hiện cách tư duy của mình 1 cách có hệ thống và có thể sâu hơn, cùng đó là cách trình bày sáng sủa dễ hiểu thì trắc nghiệm hoàn toàn có thể giúp người học rút ngắn thời gian của những công việc trên, mà không thể lấy đó để đánh giá người làm trắc nghiệm không hề tư duy!
Kiến thức còn hạn hẹp, chỉ là chút chia sẻ của bản thân tôi, mong mọi người đừng cười!”
Đừng nhầm lẫn giữa học và thi trắc nghiệm
Có rất nhiều người đã nhầm lẫn giữa hình thức thi trắc nghiệm và cách dạy học vì vậy đã cho rằng thi trắc nghiệm làm mất đi sự liên kết giữa thầy và trò.
Phản biện lại những ý kiến phân tích cho rằng thi trắc nghiệm không phải hình thức thi hoàn hảo là vô số những dẫn chứng đầy sức thuyết phục của người trong nghề, cũng như cả học sinh đã từng du học ở nước ngoài.
Nickname thi làm gì?: tho27bk4@gmail.com phân tích: “Thi mục đích để kiểm tra chất lượng. Đặc biệt việc thi tuyển là hình thức đi để tìm ra các học sinh có kiến thức từ đó bồi dưỡng đào tạo ở bậc cao hơn. Chúng ta đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm: Thi và Học. Không có hình thức học trắc nghiệm bao giờ cả?!
Tôi không phản đối việc có những câu hỏi học sinh dựa và phán đoán, may mắn… để có kết quả. Tuy nhiên xác suất chứng minh thấy tỉ lệ đó nhỏ đủ để chấp nhận. Chúng ta không nên ganh tị với ai kia chẳng học hành, không kiến thức mà họ trúng số độc đắc? Xin hỏi các thầy cô mấy năm rồi thi trắc nghiệm có đảm bảo chất lượng cho SV đại học không? Chắc chắn có. Các em đạt 29-30 điểm có giỏi thực sự không hay nhờ may mắn? Chắc chắn các em rất rất xứng đáng. Một hình thức thi trắc nghiệm mà ta vẫn dùng trong các trò chơi trí tuệ: Thi thần đồng đất việt, Thi Lên Đỉnh
Vấn đề gì cũng có hai mặt, và ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Tuy nhiên có thể ở nước ngoài, phương thức thi trắc nghiệm là hoàn hảo, là rất phù hợp với các môn học nhưng cũng không vì thế mà khẳng định tại Việt
Vì thế mới lý giải tại sao chúng ta cần các nhà nghiên cứu để đưa ra phương pháp hợp lý nhất. Qua đây, rất mong Bộ GD&ĐT tổng kết lại những cái được và mất qua những kì thi trắc nghiệm để đưa ra một giải pháp phù hợp với môi trường giáo dục Việt