Cảnh báo về chất lượng giáo dục đại học
>> Vì sao các trường ĐH ngoài công lập “khát sinh viên”?
Nguyễn Hoàng Hải:
Nhưng theo tôi một vấn đề nổi cộm nhất của giáo dục Việt Nam đó là tầm điều khiển vĩ mô của nhà nước, nhất là việc cho mở ồ ạt các trường đại học vừa lãng phí tiền của, nhân lực đồng thời làm đẩy lùi quá trình phát triển nền giáo dục nước nhà. Tôi không hiểu tại sao không dồn sức đầu tư vào một số trường đại học có triển vọng cho quy mô lớn lên, đồng thời kinh phí được tập trung để xây dựng cũng như đầu tư thiết bị thí nghiệm và phương tiện đào tạo.
Chính sách cho mở trường đại học ngoài công lập phát triển kiểu tự do mà không xem xét kỹ các điều kiện cần thiết như hiện nay là một việc làm không có trách nhiệm vì biết trước chất lượng đào tạo sẽ không bảo đảm. Với nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, càng phải cân nhắc việc mở trường đại học, cao đẳng phải tương xứng với các bậc đào tạo khác như trung học chuyên nghiệp và đào tạo nghề.
“Tình trạng “khát sinh viên” ở đây thực chất là khát nguồn kinh phí do sinh viên đóng, nên các trường buộc phải tuyển nhiều sinh viên để tăng thu nhập, đấy là mục đích kinh doanh mà! Việc thu nhận sinh viên không đủ trình độ là việc làm này lợi bất cập hại đối với sự nghiệp chung, đưa nền giáo dục của Việt Nam xuống dốc không phanh mà băng chứng là nguồn nhân lực mặc dù có tăng về số lượng nhưng giảm về chất lượng, việc dạy và học ở trong nhà trường đại học cũng không đáp ứng yêu cầu do cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên rất có hạn mà tuyển sinh viên một cách vô hạn. Đề nghị Bộ GD-ĐT kịp thời kiểm tra tình hình để có những biện pháp chấn chỉnh ngay lập tức để nền giáo dục đại học nước ta không trở thành thảm họa” – bạn Vũ Dương nhận định. |
Trong làm ăn kinh tế, nếu sáp nhập nhiều nguồn vốn nhỏ lại thì thành một nguồn vốn lớn làm được việc lớn nhưng trong giáo dục nhiều trường nhỏ mà sáp nhập lại thì thành một “bãi rác tri thức” không hơn không kém!
Từ những vấn đề cơ bản trên, có thể nói chính sách phóng tay cho phép mở hàng loạt các trường đại học ngoài công lập ở nước ta mà không quan tâm đến cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cũng như đội ngũ giảng viên có đủ trình độ, là một việc làm phản tác dụng, không những không phát triển nền giáo dục đại học mà ngược lại, đã kéo lùi lịch sử phát triển ngành đại học, đặc biệt là về chất lượng đào tạo.
Nói như vậy, tôi không phủ nhận chủ trương phát triển đúng mức các trường ngoài công lập trên cơ sở xem xét nghiêm túc những tiền đề và điều kiện cần thiết. Mô hình đại học ngoài công lập cũng có những ưu điểm riêng nếu biết phát huy trên cơ sở làm ăn nghiêm túc để tạo ra thương hiệu của mình thì cũng sẽ thu hút được nhiều thí sinh tự nguyện theo học, dù học phí cao hơn công lập. Trường Đại học FPT là một ví dụ.
Trần Văn Triển:
Đào tạo ĐH phải gắn liền với nghiên cứu KH nếu không sinh viên chỉ là những học sinh cấp 4, thiếu kĩ năng tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo những cái mới. Sáng tạo ra những cái mới giá trị quan trọng hơn kiến thức rất nhiều. Tôi là sinh viên chuyên ngành kĩ thuật mới ra trường nên tôi xin đưa ra một số ý kiến về việc dạy và học ở ĐH hiện nay. Nếu có chỗ nào chưa đúng mong quý độc giả báo Dân trí góp ý, bổ xung.
1. Tình trạng dạy chay học chay vẫn phổ biến ở đại học. Nhiều môn học xong chẳng để làm gì, chẳng được áp dụng vào đâu.
2. Một bộ phận các bạn sinh viên lười học, ăn chơi, đua đòi, mặt bằng chất lượng thấp nhưng giảng viên vẫn cho điểm cao để nâng đỡ nhằm nâng cao thành tích của nhà trường. Vì thế mà có rất nhiều sinh viên khi ra trường không đáp ứng được công việc dù có bằng khá.
3. Tình trạng về làm khóa luận tốt nghiệp, đó là nghiên cứu lại những cái người khác đã nghiên cứu, thầy hướng dẫn nhiều khi cóp nhặt những ý tưởng của nước ngoài làm chủ đề cho bài khóa luận của sinh viên, chất lượng các bài khóa luận không đảm bảo, thiếu những cái mới, kết quả làm thực nghiệm không chính xác... Không biết luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ thì thế nào?
4. Phong trào nghiên cứu KH trong trường chưa tốt không chỉ về phía sinh viên mà cả về phía giảng viên. Với tình trạng đào tạo ĐH như hiện nay, tppo rất lo ngại về đội ngũ các nhà KH kế cận. Hãy thay đổi cách thức đào tạo ở bậc ĐH.
Ihái Hùng:
(ảnh minh họa - nguồn: internet)
Mỗi năm chúng tôi phải hoàn thành 500 giờ NCKH , nếu không thì sẽ bị trừ đi số giờ dạy (tương đương là 50 giờ) để bù vào. Tuy nhiên chẳng ai trong số chúng tôi vượt giờ dạy được (vì số lớp, số giờ bị giảm đi nhiều so với các năm trước). Trong khi đề tài của mấy vị đó quanh đi quẩn lại chỉ là lý thuyết suông, không có thí nghiệm, không có ý tưởng gì mới mà chỉ lặp lại cái cũ rích từ luận án TS của họ hàng chục năm trước! Đáng buốn là ở Viện Cơ khí còn có phòng thí nghiệm về sức bền được trang bị máy móc hiện đại hàng tỷ đồng nhưng hàng chục năm nay vẫn "đắp chiếu", thậm chí còn bị biến thành "phòng riêng" của cá nhân, không cán bộ , sinh viên nào được vào đó cả!
“Tôi hoàn toàn đồng ý với bài viết, đặc biệt là LTS Dân trí. Là một nhà sư phạm, tôi rất buồn về hệ thống quản lý và phân luồng Giáo dục ở nước ta. Tình trạng trường đại học thừa, còn trường mầm non thiếu, rồi cơ cấu trường, cơ cấu ngành theo vùng miền sao cho hợp lý... Tại sao ta không lấy số ít mà có chất lượng cao làm trọng, mà cứ phải chạy đua theo số nhiều kém chất lượng. Phải nói rằng bằng đại học bây giờ hầu như không có giá trị, cầm tấm bằng trong tay mà không tìm được việc làm vì không biết làm gì! Kính mong các cấp quản lý đất nước, nhất là quản lý ngành giáo dục sớm có phương án chấn chỉnh tình trạng phát triển đại học bừa bãi hiện nay, nó không đúng với truyền thống giáo dục VN đã có thời tự hào là “Bông hoa đẹp” của chế độ ta!” – bạn Mai Xuân chia sẻ.
Lê Mai:
Tôi cũng là một lưu học sinh đang theo học thạc sỹ ở nước ngoài. Chúng tôi luôn đặt ra câu hỏi, người Việt mình khi học ở nước ngoài không hề thua kém sinh viên họ. Nhiều bạn bè người Mỹ của tôi cũng luôn nói sinh viên Việt
Nước mình nhìn chung khả năng quản lý còn kém, mà sinh viên mình thừa nhận cũng thực dụng và thích hưởng thụ. Khi tôi theo học ở đây, các bạn cùng lớp của tôi học rất chăm chỉ, hết mình vì nghiên cứu. Tôi ở Việt
Nguyễn Trung Dũng:
Cứ mỗi năm thấy điểm thi đại học vào các khối ngành “buôn tiền và buôn nước bọt” thì cao vời vợi, còn những ngành khoa học thực sự thì thấp tẹt mà tôi lại buồn. Cứ mỗi khóa sinh viên ra trường, ở một trường kỹ thuật mà tôi chỉ thấy toàn sinh viên nữ lên lĩnh bằng giỏi thì tôi lại buồn vì chất lượng đào tạo Đại học ra sao để chỉ có “con gái” có bằng giỏi.
Đào tạo đại học mà cứ học chay và học vẹt, toàn những thứ cũ mèm, thiếu sáng tạo thì kết quả là vậy có gì đáng ngạc nhiên. Rồi hàng năm, hết người này người nọ mà chẳng liên quan đến đào tạo Đại học thì được công nhận giáo sư và phó giáo sư thì tôi lại buồn. Rồi hàng năm, nhiều tỷ đồng của nhà nước rót cho nghiên cứu khoa học như muối bỏ bể và được gì, thậm chí một vài bài báo có chất lượng để thông báo kết quả nghiên cứu khoa học cũng không có. Còn nhìn sang nước ngoài thì đại học như một phòng thì nghiệm lớn, thầy và trò say sưa nghiên cứu để phục vụ sản xuất và cuộc sống của con người mà tôi thấy mủi lòng. Cuối năm nhìn vào con số GDP thì hỏi có bao nhiêu phần do khoa học đóng góp, con số thật là nhỏ nhoi. Đúng là khoa học của ta đang trên con đường “tuyệt tự”, nếu không thay đổi về cơ bản.
Nguyễn Thanh:
Trước đây, cũng chỉ cách đây vài năm về trước thôi, cái thời của chúng tôi, con cái nhà ai mà đỗ Đại học, Cao đẳng là y như rằng cả làng cả xã xôn xao, xôn xao vì tự hào, vì khâm phục và vì kính nể nữa. Không phải vì quê tôi thưa thớt ít người, hay vì dân trí chung thấp kém, mà vì thời đó thi vào được đại học, cao đẳng khó lắm, chứ đâu có dễ như bây giờ.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Vì vậy mà giờ nghe đến Đại học, Cao đẳng chúng tôi thấy thường quá, đi học đại học cao đẳng mà cứ như đi chợ vậy, chẳng còn gì uy nghiêm nể phục nữa, nó tràn lan như hàng chợ rẻ tiền vậy. Không hiểu cứ tình trạng này sẽ cho ra lò những cử nhân tài sức vẹn toàn như thế nào đây...
Minh Nhật:
Kinh doanh giáo dục! Chúng ta nên có suy nghĩ thoáng hơn về giáo dục. Nhiều trường đại học của các nước tiên tiến trên thế giới vẫn có mục tiêu kinh doanh. Nếu xét về phương diện kinh doanh trong giáo dục có thể bao gồm “sản phẩm” và “dịch vụ”.
Theo tôi, việc mở nhiều trường Đại học thì chưa hẳn là không tốt nếu Nhà nước có chính sách quản lý tốt. Vì mục tiêu chính của các trường Đại học ngoài công lập là kinh doanh, đã là kinh doanh thì anh phải thu lợi nhuận, nếu anh muốn có lợi nhuận cao thì anh phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Chất lượng dịch vụ được quản lý bởi cơ quan nhà nước thông qua các tiêu chuẩn và các tổ chức đánh giá chất lượng giáo dục. Nếu các trường đại học không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng thi sẽ bị xử lý theo đúng chế tai quy định; mặt khác còn không thu hút được “khách hàng” và dĩ nhiên việc kinh doanh của anh thất bại, thậm chí phải đóng cửa.
Vấn đề tôi muốn tranh luận ở đây là Bộ GD-ĐT có khả năng quản lý hay không nếu cho mở nhiều loại hình trường Đại học như hiện nay? Bài toán về quản lý hình như chưa có lời giải minh bạch và đáng tin cậy?!
LTS Dân trí - Bậc giáo dục đại học có vi trí đầu tầu của cả nền giáo dục quốc dân. Đấy là nơi đào tạo đội ngũ những người thầy của nhiều bậc học, cũng là nơi đầo tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đồng thời cũng là nguồn để phát hiện và đào tạo những nhân tài cho tương lai. Với vai trò quan trọng như vậy nhưng thật đáng tiếc là nền giáo dục đại học nước ta tuy có phát triển mạnh về số lượng nhưng sự phát triển đó không đi đôi với chất lượng mà ngược lại, có nhiều biểu hiện sa sút và yếu kém như nhiều bạn đọc phản ảnh.
Yếu kém rõ rệt nhất là nội dung chương trình đào tạo không được cập nhật và sáng tạo bởi vì đào tạo tách rời với nghiên cứu khoa học của cả thầy lẫn trò. Việc dạy ở đại học trái với nguyên lý đào tạo là học không đi đôi với hành, sinh viên rất ít có cơ hội làm thí nghiệm cũng như thực tập, không được rèn luyện thói quen tự học và hầu như xa lạ với nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc.
Nếu không nhanh đổi mới về cơ bản giáo dục đại học cả về cách thức tổ chức, quản lý cũng như nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, chắc chăn không tránh những hệ lũy lâu dài đối với cả hệ thống giáo dục cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.