Hà Nội không nên là Trung tâm của “mọi thứ trung tâm”!
>> Góc nhìn khác về vấn nạn giao thông ở Hà Nội
Trước mắt, sử dụng các biện pháp tình thế là cần thiết nhưng không giải quyết từ gốc vấn đề như: phân làn, cấm xe máy hay xe ô tô cá nhân, đổi giờ học, giờ làm... Rất cảm ơn tác giả của bài viết trên đây đã cho chúng ta “một góc nhìn mới” về cội nguồn một số vấn đề "nóng" của xã hội, cũng như nạn ùn tắc giao thông hiện nay ở các đô thị lớn.
Bạn đọc Vũ Chiến Thắng:
Bài viết rất hay, Hà Nội bây giờ khác xưa quá, thật quá đông đúc, xô bồ, bon chen, ngổn ngang như một trung tâm xây dựng. Với lượng người đông như vậy thì tắc đường , “lạm phát cục bộ” sẽ trở thành vấn nạn thật khó giải quyết. Chắc nhiều người cũng biết như vậy, nhưng giải quyết thế nào và chi phí cần bao nhiêu để làm như tác giả bài viết đề cập là cả một vấn đề lớn. Nói hay nhưng không làm được thì cũng chưa giải quyết được vấn đề.....
Bạn đọc Nguyễn Quân:
Bài viết của tác giả Bình viết quá hay vì nó phản ánh đúng thực tế tại thủ đô Hà Nội. Phương án tốt nhất là di dời các trường đại học và các nhà máy ra khỏi trung tâm Hà Nội, thì chắc chắn rằng với cơ sở hạ tầng giao thông như hiện nay là quá tốt không bị ắc tắc nữa. Tôi rất tán thành ý kiến này.
Bạn đọc Huy Thành:
Bài viết này quá hay. Giá như tác giả là người có quyền quyết định thì tốt biết mấy. Tôi cũng có suy nghĩ như tác giả, tuy không thật hoàn chỉnh như bài viết nhưng tôi thấy việc đó có thể làm được nếu như biết kết hợp tốt các yếu tố. Tôi biết là cấp lãnh đạo có thể nói là " nói thì dễ nhưng làm thì khó" ; nếu vậy thì chẳng qua cũng chỉ biện minh cho sự lười vận động trong bộ máy điều hành mà thôi. Nếu không bắt tay vào làm thì việc có dễ cũng chẳng bao giờ làm được.
Tôi xin góp thêm ý kiến là cần có thời gian thực hiện và chuẩn bị nhưng phải có lộ trình rõ ràng. Theo tôi nên có những quyết định bắt buộc và định mốc thời gian thực hiện cụ thể, bên cạnh đó cần tạo điều kiện hỗ trợ cho những đơn vị di dời. Nhà nước hãy ra quyết định và cho thời gian chuẩn bị và thực hiện. Ví dụ: ta muốn chuyển một trường đại học hay một bệnh viện ra khỏi nội thành Hà Nội hay ra một tỉnh nào khác thì cần phải có quyết định ngay và cho đơn vị đó thời gian thực hiện và phải hoàn thành trong vòng 3 đến 4 năm là quá đủ. Và cần thực hiện đồng loạt không nên chỉ thí điểm một hai đơn vị nào đó, vì như thế sẽ chẳng biết bao giờ xong và còn nảy sinh các tệ nạn xã hội như đút lót để không phải di dời hay để di dời chậm hơn. Tuy nhiên việc di dời cũng nên tính toán cho kỹ kẻo di dời được vài năm lại… như cũ.
Bạn đọc Đặng Sông:
Tôi đánh giá rất cao với bài viết của tác giả Mạc Đăng Bình và đề nghị thêm:
1-Bài viết nên gửi cho cả các vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và các vị ủy viên Bộ Chính trị, bởi vì Bộ trưởng GTVT chưa đủ thẩm quyền và không đủ sức một mình giải quyết các vấn đề lớn như bài viết đề cập.
2- Xóa bỏ cơ chế xin - cho, phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa cho các địa phương. Khi đó mọi cơ quan trung ương sẽ không dám ôm việc (nói chính xác hơn là nhả bớt quyền lợi), sẽ hạn chế tối đa lượng người và thiết bị tham gia giao thông từ các địa phương lên Trung ương báo cáo, xin xỏ.
Bạn đọc Nguyễn Văn Thiện:
Tôi cũng đồng ý với các ý kiến đề nghị của bạn Bình. Chỉ có 1 vài đề xuất nhỏ thế này:
Việc di dời các trường Đại học, cao đẳng ra khỏi khu vực nội thành là việc cấp bách, nhưng cũng phải tính toán nhiều hệ lụy đi cùng. Ví dụ đơn giản là trong số sinh viên có 1 bộ phận rất đông là kinh tế khó khăn, các bạn phải đi làm thêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống và học hành. Bây giờ di dời đến ngoại thành có đảm bảo được mức thu nhập từ nguồn đi làm thêm cho các bạn không; rồi điều kiện ăn ở, an ninh... có đảm bảo được không?
Việc di dời các nhà máy vốn đang ổn định đến nơi mới là 1 ý kiến rất hay, nhưng những hệ lụy của nó cũng rất nhiều.Tôi chắc chắn rằng sẽ có nhiều phương án, nhưng phải phòng ngừa nhiều bất cập không lường hết được.
Bạn đọc Trần Mạnh Ngọc:
Thủ tục hành chính rườm rà cũng làm tăng lượng người tham gia giao thông. Thủ tục hành chính đơn giản thì người dân ít phải đi đến công sở nhà nước hơn. Tôi đi làm sổ đỏ nhưng Phòng Tài nguyên Môi trường làm sai nên 3 ngày sau tôi phải đến một lần nữa để chỉnh sửa. Tôi phải tốn thời gian và tiền bạc (tiền xăng). Giao thông đường phố thêm một người tham gia. Môi trường thêm ô nhiễm. Chỉ có người làm sai không hề bị chế tài gì cả. Không có biện pháp chế tài công chức làm sai thì khả năng lần sau người ta tiếp tục làm sai là rất lớn.
Bạn đọc Nguyễn Quang Hậu:
Tôi xin mạn phép đóng góp thêm với bài viết của anh Mạc Văn Bình. Đúng là chúng ta nên xây dựng Hà Nội thành trung tâm của cả nước nhưng không phải là cái gì Hà Nội cũng thành trung tâm và đều là nhất nước. Chúng ta cần giáo dục đào tạo ra nhân tài nhưng không cứ phải là Hà Nội xây dựng các trường đại học xuất sắc. Mà chúng ta nên xây dựng các trường đại học suất xắc ở ngay những tỉnh thành khác đã và đang có để cho thế hệ trẻ, nguồn nhân tài của đất nước phát triển đồng đều, xây dựng các địa phương tỉnh thành khác vững mạnh và phát triển đồng đều. Đồng thời xóa đi nếp nghĩ chỉ có các trường đại học ở Hà Nội mới đào tạo ra nhân tài cho đất nước. Khi đó, lượng học sinh sinh viên đâu còn tập trung về thủ đô và sẽ giảm đáng kể số người làm các dịch vụ cho lực lượng học sinh sinh viên. Điều đó sẽ làm giảm sức ép lên giao thông, môi trường sống sẽ dễ thở hơn.
Một điều mà ai cũng biết đó là quỹ đất chúng ta có hạn, vậy đưa ra một quy hoạch tổng thể hợp lý nhất cho cả một tình thành theo vị trí địa lý tương quan giữa các vùng miền là chưa có. Chúng ta chỉ có quy hạch cho một khu vực mới theo quy hoạch phát triển dự án đến 100ha là cùng, đánh giá tương quan với các vùng lân cận còn xem nhẹ. Điều đó làm cho ngành giao thông quy hoạch theo hình thức làm theo có dân cư, có khu công nghiệp đến đâu thì làm đường đến đó. Hay lại phải xin ý kiến mở đường nối liền giữa các khu, lại giãn dân, lại đền bù, lại một loạt các hệ lụy kéo theo trở thành bài ca muôn thủa. Sao chúng ta không quy hoạch trước để phát triển theo giai đoạn và có các vùng đệm phục vụ cho các nhu cầu phát sinh trong từng thời kỳ, thay vì việc làm đường lấp xuống đào lên như hiện tại. Nhà máy xí nghiệp xây lên lại đập đi. Nhà dân xây rồi lại quy hoạch phá đi rồi đền bù. Thật là lãng phí.
Bạn đọc Thùy Trinh:
Đọc xong bài viết này tôi thật sự cảm ơn Mạc Đăng Bình vì anh đã thực sự hiểu rõ về HN nói chung và giao thông HN nói riêng. Tôi rất tâm đắc và ủng hộ với ý kiến di dời các trường đại học, cao đẳng...và các nhà máy ra khỏi HN. Hàng ngày khi đến được cơ quan và về được đến nhà tôi mới dám thở phào nhẹ nhõm và cảm thấy thật sự an toàn vì đã thoát được cảnh bon chen ngoài đường. Ngoài ra, HN cũng cần phải dẹp hết các quán nước mọc lên như nấm ở vỉa hè, những gian hàng chiếm dụng vỉa hè bắt đầu từ chiều tối như hàng túi, quần áo, giầy cũ... để trả lại sự thông thoáng cho vỉa hè. Thêm một vấn đề mà tôi thấy cũng không kém phần quan trọng là rác thải của HN có ở khắp mọi nơi, tại sao không phạt thật nặng những người cố tình đổ rác ra đường phố.
Bạn đọc Hoàng Linh:
Đây là 1 ý tưởng rất hay, tác giả phân tích rất chi tiết, sâu xa các nguyên nhân và cách khắc phục. Nhưng chắc chắn những ý tưởng này không thể thực hiện trong 1 sớm 1 chiều được. Nghĩa là ít nhất trong một vài năm tới Hà Nội vẫn tắc đường.
Bạn đọc Nguyễn Anh Tuấn:
Bài viết này quá hay, tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả. Các bạn hãy đến với Hà nội vào những ngày Tết nguyên đán, đó mới là dân số thực của Hà Nội. Và tôi chỉ thích HN yên bình như thế!
Bạn đọc Hoàng Tuấn:
Tôi thấy đóng góp trên của tác giả Mạc Đăng Bình thật xác đáng. Vấn đề giảm mật độ dân cư cũng cần giải quyết như trên. Ngoài ra, xây dựng đô thị của chúng ta để tỷ lệ diện tích cho giao thông động và giao thông tĩnh quá thấp, cộng với thói quen sở hữu và sử dụng phương tiên giao thông cá nhân nữa... Chỉ cần đi một khoảng cách 500m đã lấy xe máy ra đi, hoặc đi làm khoảng 3km, rất tiện tuyến xe buýt nhưng cũng sử dụng xe máy! Văn hoá tham gia giao thông cũng cần nâng cao lên nhiều, tắc đường phần nhiều toàn do người tham gia giao thông tự gây ra, do sự chen lấn vô lối mà gây ùn tắc!
Bạn đọc Nguyễn Kiên: