Chơi chợ đầu Xuân
>> Những phiên chợ kỳ lạ chỉ Tết mới họp một lần
Gương mặt làng quê
Đó là những chợ phiên nức tiếng xa gần xưa nay đã được liệt kê qua bài viết “Những phiên chợ kỳ lạ chỉ Tết mới họp một lần”. Có thể thấy sự đặc sắc qua những nét vừa rất riêng nhưng dường như cũng rất chung của những phiên chợ Xuân đất Việt. Qua những phiên chợ, ta có thể thấy được sự phản ánh mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội… của địa phương cũng như là một trong những hình ảnh phản chiếu mạch đập cuộc sống của cả đất nước.
Chợ quê – hai tiếng thân thương đó tự thân nó có lẽ đã có sức hút rất riêng với bất kỳ ai là con dân nước Việt dù ở bất kỳ nơi đâu… Chẳng vậy mỗi độ xuân sang, ta lại bắt gặp ở các nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn những góc riêng như các phiên bản thu nhỏ của chợ quê các vùng miền.
Này đây những cô nàng vấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân nền nã phục vụ thực khách những món ăn dân dã: bún ốc, bún riêu, cá rô đồng, bánh đúc, bánh đa, cơm niêu, cơm rượu nếp, bún chả… bày bán trên những mẹt, những nong nia y chang cảnh một phiên chợ vùng quê. Này đây những cô gái trẻ trung, xinh xắn trong trang phục các dân tộc anh em ứng với tên gọi của các nhà hàng (như Mường Vang, Mường Bi…)
Này đây những quán trà, quán rượu nho nhỏ, xinh xinh với những chén, những bát, những bình rượu cũng rất mộc, rất thật như vừa được lấy ra từ những lò nung còn ấm hơi lửa, đượm hương rạ rơm…Với những chàng phục vụ quần nâu, áo gụ…như thể vừa bước ra từ ruộng đồng, từ những lò gạch chân đê…
Xa quê hương miền Trung đã mấy mươi năm, song trong lòng tôi chưa lúc nào nguôi nỗi nhớ những phiên chợ Tết quê nội, quê ngoại với bao trai thanh gái lịch. Các chàng dạo chợ mỗi dịp Xuân về chỉ để tìm cho mình một dáng thắt đáy lưng ong, một mái tóc buông lơi óng ả và cái nhìn ý nhị từ cặp mặt lá răm thấp thoáng sau vành nón mới trắng tinh… Còn các nàng theo mẹ đi chợ ai cũng mặc những bộ quần áo mới nhất, mắt lúng liếng, má ửng hồng vì e thẹn, vì hồi hộp trước những ánh mắt trai làng dõi theo…
Đám nhóc tì chúng tôi ngày ấy theo bà đi chợ đầu năm thích nhất là được nghe những lời chúc giản dị, những câu chuyện thân tình “nhà bà, nhà tôi” chẳng màu mỡ riêu cua gì, song thật ấm áp, thật dễ thương. Thời ấy chỉ ở thành phố mới có lệ mừng tuổi ít tiền lẻ đầu năm cho con trẻ, chứ người dân quê nghèo miền Trung của tôi chẳng ai biết đến tục lì xì… Nhưng cứ thấy có những cặp mặt đen láy của con trẻ lấp ló sau vạt áo của bà, của mẹ, người bán lúc cho thêm chiếc bánh đa, củ khoai lang, khi thêm chiếc kẹo bột, hoặc bán thức gì thì cân tươi hơn một chút gọi là “có chút quà cho các cháu”.
Bà tôi vốn tiết kiệm, nhưng ngày tư ngày Tết cũng không mặc cả sát sao như ngày thường. Thế là vui vẻ cả. Tết quê mà, bình dị lắm nhưng ai mà chẳng nhớ đến nao lòng khi đã đi xa…
Chợ Xuân quê bạn, quê mình...
Chắc cũng trong tâm trạng nhớ về những phiên chợ quê hương như tôi, nhiều lời mời được bạn đọc đưa ra dịp năm mới này với mong muốn thêm bạn thêm đông tới với những phiên chợ quê mình:
Đó là phiên chợ Đình Bích La như lung linh, sống động hơn qua mô tả của Nguyên Từ tunguyen54@gmail.com:
Trong khi Nguyễn Long longinco@gmail.com giới thiệu một nét riêng lãng mạn (song chắc có nhầm lẫn về thời gian một chút):
“Tại Quảng Trị có phiên chợ đình Bích La, một năm họp 1 lần vào giao thừa cho đến sáng ngày mồng 1 tết. Chợ hình thành và phát triển trong gần nửa thiên niên kỷ qua, từ năm 1527, trước cả khi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng nam tiến lập nên xứ Đàng Trong. Vì thế, nó mang dấu ấn của nhiều nền văn hóa. Hàng hóa bán ở chợ chỉ là những sản vật địa phương và không thách giá. Người đến phiên chợ chủ yếu là để cầu may, cầu tài, cầu duyên. Thấp thoáng đâu đó trong phiên chợ này là bóng dáng của phiên chợ tình vùng cao qua câu ca "Ai chia kẻ Bắc người
(Theo Báo mới, lễ hội Chợ đình Bích La nổi tiếng được tổ chức vào ngày mồng 3 Tết cổ truyền của dân tộc. Tới đây, ta có cảm nhận riêng về một lễ hội dân gian truyền thống mang đậm bản sắc riêng của một miền quê, với lễ cầu rùa, lễ cầu may và có thể ta còn tìm lại được tuổi thơ của mình bằng việc làm giản dị là mua một con gà đất…)
Vũ Minh Đức bomduc94@gmail.com tóm lược câu chuyện lịch sử ý nghĩa liên quan tới chợ Giải, Hải Phòng:
(Theo Vinabooking.vn, hội chợ Giải, Hải phòng là một lễ hội xuân độc đáo diễn ra vào ngày mùng 2 tết hàng năm. Đây là lễ hội văn hóa gắn liền với sự kiện khao quân sau chiến thắng Bạch Đằng dưới thời nhà Trần. Hội chợ Giải gắn với đền Hà Đới, nơi thờ Trần Quốc Thành - một vị tướng tài của nhà Trần. Vào năm 1288 ông về vùng Hà Đới đóng quân và xây dựng kho lương trấn thủ phía Đông. Ông là người đã có công lớn trong trận chiến thắng Bạch Đằng. Mừng chiến công,Trần Quốc Thành tổ chức khao quân ngay trên mảnh đất này bằng những sản vật vốn có của địa phương. Có lẽ hội chợ Giải xuất phát từ hội khao quân đó.
Vào ngày hội, mọi người từ khắp nơi trong vùng mang các sản vật của địa phương bày bán tại khu di tích đền Giải. Việc bán buôn không nặng tính thương mại mà mang nét đẹp văn hóa truyền thống. Người bán không nói thách, người mua cũng không mặc cả. Họ mua bán để mong cầu những điều may mắn trong dịp đầu xuân).
Cuong Pham yetitaytang@yahoo.com.vn nhắc nhở thêm:
(Theo bài của tác giả Duy Tuyên đăng trên Dân trí, tương truyền vào thời nhà Lê, có một vị vua khi hành quân ngang qua vùng đất này đúng vào mùng 6 Tết Nguyên đán thì bị địch phát hiện và vây bắt. Vua bèn huy động người dân trong vùng tổ chức họp chợ nhằm che mắt giặc. Để không bị giặc phát hiện, người dân đã ngụy trang, cất giấu vũ khí trong những gánh hàng hóa và tổ chức họp chợ bình thường. Khi quân giặc có phần chủ quan, vua phát lệnh, người dân dùng vũ khí giấu sẵn tấn công khiến quân giặc không kịp trở tay. Từ đó, để tưởng nhớ công lao của vị vua này, hàng năm cứ đến mùng 6 Tết Nguyên đán, người dân trong vùng lại tổ chức họp chợ Chuộng cầu may. Điều đặc biệt của phiên chợ này là năm nào phiên chợ có... đánh nhau càng to thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ càng gặp nhiều may mắn...)
Akiakhbhoo lanhuongnt@yahoo.com.vn giới thiệu tiếp phiên chợ Gú:
“Ở Diêm Điền - Thái Thụy - Thái Bình có chợ Gú họp năm một lần vào 27 tết nữa”.
(Theo Wikimapia.org, chợ Gú họp các ngày trong tuần (ngày phiên có duy nhất một ngày trong năm vào 27 tháng chạp, rất vui). Chợ Gú là trung tâm mua sắm của gần 1/2 dân cư huyện Thái Thụy. Đặc biệt có thể mua hải sản tươi sống nhất của các ngư dân đánh cá với giá rất rẻ).
Chắc chắn còn những chợ phiên đặc sắc ở những vùng quê khác nữa, phải không các bạn? Vậy thì hãy giới thiệu thêm cho bạn đọc cả nước cùng được biết để có dịp dạo tiếp chợ Xuân cả nước đi, các bạn!
Kiều Anh