Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Bộ GTVT cần quan tâm tới lòng tin của nhân dân

Gửi bàiĐã gửi: 10 Tháng 4 2012, 14:02
gửi bởi YTSTNews
(Dân trí) - "Vấn đề PHÍ bàn luận thật sôi nổi, thật thú vị. Tôi đọc tin tức và nghĩ rằng chỉ có một lý do chính mà Bộ GTVT cần quan tâm trong vấn đề này - đó là LÒNG TIN CỦA NHÂN DÂN, là thứ mà nếu có thì Bộ làm gì cũng được ủng hộ..."
 >>  Đại biểu Quốc hội “bác” phát biểu của Bộ trưởng Thăng
 >>  Hãy đưa ra lý do thu Phí thuyết phục!
Giới trẻ phản ánh thực trạng giao thông công cộng và cùng bàn giải pháp giải quyết những bất cập (ảnh: nvhsv.org.vn)

 

Gương mẫu đi đầu

 

Nhấn mạnh yếu tố lòng tin của người dân,Trần Thanh Giang giangvtpt@gmail.com đồng thời cũng nêu rõ thực tế:

 

“… Nhưng tôi nghĩ rằng lòng tin của nhân dân giờ không được như thời còn chiến tranh nữa, khi cả nước đồng lòng cùng một chí hướng…. Giờ thì lòng tin của nhân dân phần nào đó bị phai nhạt dần do vẫn còn đó trong các giới chức tệ tham nhũng, nhũng nhiễu, o ép người dân… Mà khi bị phát giác thì cách thức xử lý vẫn chưa có tính răn đe.

 

… Trong lĩnh vực GTVT thì việc làm đường lẽ ra thời gian chịu trách nhiệm bảo dưỡng của nhà thầu phải dài hơn 5 năm, 10 năm và có thể còn hơn thế nữa... Muốn biết dân nói thế nào, dân nghĩ gì, mong các vị giới chức bớt chút thời gian ra đường đi bộ đi xe bus, ngồi quán vỉa hè uống trà đá… cùng nghe dân bàn luận thế sự,  có khi lại biết được nhiều điều hơn đó….”

 

Nối tiếp chuỗi dài những câu hỏi được dư luận đặt ra với BT Đinh La Thăng và giới chức ngành GTVT, Trong Phi Phan trongphi1971@gmail.com một lần nữa nhấn mạnh tới yếu tố hợp lý hay phi lý, trong tương quan so sánh về mức thu nhập thực tế của những người đề xuất ra ý tưởng thu phí với của đa số người dân:

 

“Đã có quá nhiều ý kiến cùng với suy nghĩ của tôi rồi, nên tôi chỉ hỏi BT Thăng một câu hỏi nữa thôi. Đó là: Có khi nào BT Thăng sống bằng chính tiền lương hàng tháng của mình mà không cần đến tiền từ kinh tế phụ chưa? Và BT có đi lại bằng xe cá nhân không? Có vậy thì tôi tin BT Thăng sẽ cảm nhận được khoản phí mà BT đề xuất là nhiều hay ít, hợp lý hay không hợp lý”.

 

Còn về ý thức của người dân, Davis rapidtestbio@gmail.com tiếp tục khẳng định những lý do khiến dân không thể dễ dàng chấp nhận việc phải đóng thêm phí. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh yếu tố cần có sự gương mẫu thực hiện đi đầu của chính các giới chức và CBCNV ngành GTVT.

 

“Tôi nghĩ rằng nếu thu phí mà phục vụ lợi ích của nhân dân thì chắc chắn không ai phản đối. Khổ nỗi là phí thu song được sử dụng như thế nào, mức độ công khai minh bạch trong quản lý và sử dụng ra sao. Cái cốt lõi là dân vẫn chưa thể tin được mà thôi. Còn dân vẫn phải làm, phải ăn, vẫn phải đi lại thôi…

 

Theo tôi, vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ mật độ dân số trong nội thành quá đông/m2. Sao không tìm cách dãn dân mà tìm cách thu phí. Tại sao cứ nhất mực phải thu, có phải là bù đắp vào những chỗ quản lý yếu kém và đầu tư ngoài ngành không. Sau hàng loạt các tập đoàn và tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, nợ và phá sản, dân không còn tin tiền thuế của mình được sử dụng để phục vụ lợi ích cho dân nữa đâu, thưa BT.

 

Còn về chuyện sử dụng phương tiện công cộng, tôi nghĩ ngành giao thông nên gương mẫu trong toàn ngành bằng cách bắt buộc mọi người phải đi làm bằng phương tiện xe bus trong tất cả các ngày làm việc. Ai đi muộn 1h trừ công (ở chỗ tôi chỉ cần muộn 15 phút là bị trừ công). Nếu ngành GTVT làm được thì chúng tôi cũng làm được như vậy. Kính thưa BT”.

 

Bánh kamike07@gmail.com đồng thời lật lại vấn đề qua những khía cạnh cần có, dù biết rằng “e sẽ rất khó”:

 

“Tôi sẽ đóng tiền phí theo như quyết định của BT Thăng, nếu:

 

- Giá ô tô Việt Nam bằng với giá ô tô ở Mỹ, bỏ hết các loại thuế thu vô lí (Thuế tiêu thụ đặc biệt - ngay trong bản thân nó cũng nói lên đủ các loại phí cho xe lưu thông rồi).

 

- Mở rộng đường sá, nâng cấp các tuyến đường, phố chính cho dễ đi lại.

 

- Mạng lưới GTCC hoạt động hiệu quả, xe bus không có bỏ bến, chạy ẩu, trễ giờ.

 

- Các vị giới chức của ngành đi đầu trong sử dụng xe công cộng đi làm để làm gương.

 

(Nhưng e rằng khó lắm!)”

 
Liệu người dân lại có mất thêm thời gian làm thủ tục đóng phí? (ảnh minh hòa: H, xaluan.com)
 

Đồng cảm hay Vô cảm?

 

Câu hỏi đó được Lan Huynh: lylan67@yahoo.com nhấn mạnh, bởi nó vẫn khiến tâm can bao người dân day dứt trước sự cương quyết bảo vệ ý tưởng thu phí áp với người dân, mà BT Thăng và ngành GTVT đề ra bất chấp phản ứng mạnh mẽ của dư luận.

 

“Kể từ khi Bộ GTVT đề xuất việc thu các loại phí nhằm vào phương tiện giao thông cá nhân (ô tô, xe máy), tôi cũng đọc và nghe nhiều bàn luận từ ... quán cóc vỉa hè, đến báo đọc, báo mạng ... rồi đến cả các kênh, đài phát thanh, truyền hình. Không thiếu các phân tích của các chuyên gia trong ngành GTVT, các tiến sỹ, luật sư, các đại biểu QH...

 

Thế nhưng trong trả lời báo chí của BT Đinh La Thăng, ông vẫn tiếp tục bảo vệ quan điểm thu phí của Bộ GTVT đã trình Chính phủ và có đưa ra lời xin lỗi những người đi ô tô. Lời xin lỗi thật nhẹ nhàng và sau đó là lời "khích lệ" đến lòng yêu nước của những người sẽ phải đóng phí vì đang sở hữu phương tiện giao thông cá nhân. Nhưng tôi thấy thật khó chấp nhận cách ví "nộp phí cũng thể hiện lòng yêu nước" ấy, vì rằng thể hiện lòng yêu nước trong cái thế ấm ức, trong tinh thần không "tâm phục khẩu phục" như vậy thì bản thân mỗi người dân đóng phí họ đã phải tự kìm nén mình để chấp hành quy định rồi. Như vậy, BT Thăng chắc chắn sẽ không đạt được niềm tin tối đa của dân chúng, và người dân chỉ còn cách mong Chính phủ, Quốc hội… có quyết sách hợp với lòng dân hơn.

 

Vậy nên tôi phải chờ xem kết quả cuối cùng cho việc thu các loại phí đối phương tiện giao thông cá nhân này sẽ là như thế nào? có thể hiện sự lắng nghe tiếng nói người dân hay không… Ngẫm lại ông bà ta nói thì không khi nào sai: "Thực, y, hành, trú" luôn là 4 điều khổ sở nhất của con người. Mọi người hãy cùng nhau xem lại 4 điều cơ bản nhất để tồn tại này và tự có sự chuẩn bị cho riêng mình đi nhé!”

 

Khoi Nguyen Le khoinguyenpp@yahoo.com.vn dẫn tên gọi của phí để giải thích lý do nó không nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đa số người dân thuộc diện sẽ bị áp phí.

 

"Phí hạn chế xe cá nhân" không đúng về ý nghĩa của pháp lệnh thu phí và không đúng cả theo ý nghĩa của nó. Nếu nói việc thu phí nhằm hạn chế xe cá nhân là quá chủ quan và thể hiện mặt tiêu cực khi giải quyết vấn nạn giao thông đô thị.

 

Về Pháp lệnh thu phí, BT lập luận rằng sau khi "hạn chế" được xe cá nhân thì người đóng phí sẽ hưởng lợi là không phải sống trong bầu không khí ô nhiễm, không phải bị kẹt xe, đường sá thông thoáng... Tôi cho rằng phát biểu như vậy là chủ quan bởi chưa thể cho rằng việc thu phí sẽ đem lại kết quả.

 

Theo tôi, để hướng người dân sử dụng phương tiện công cộng thì trước hết phương tiện công cộng phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người dân. Còn như hiện nay trong TP chỉ có mỗi xe bus là phương tiện công cộng để đa số người dân có thể sử dụng được, nhưng phục vụ thì quá yếu kém. Nên để đáp ứng nhu cầu đi lại của đông đảo người dân trong giờ cao điểm là điều không thể.

 

Mặt khác, hiện trạng cách sống người dân ta không theo chuẩn như các nước tiên tiến như: việc đưa đón con trẻ đi học chính khóa, học thêm 2-3 cữ, thói quen đi chợ hàng ngày, đường đến công sở không có tuyến bus hoặc xa tuyến, đến được phải qua nhiều tuyến... Nên cuối cùng có phải đóng bao nhiêu phí thì người dân cũng phải ráng chịu, chứ không thể nào một sớm một chiều mà từ bỏ phương tiện cá nhân được.

 

Vì vậy, xét về mặt ý nghĩa, phí hạn chế xe cá nhân có thể nói là chắc sẽ không thể đạt mục đích. Mà hệ quả kéo theo nó là giá cả leo thang, biến động thị trường, lạm phát tăng cao và cuối cùng là mọi hệ lụy người dân lại phải gánh chịu.

 

Nói tóm lại, theo tôi nghĩ, để có nguồn ngân sách này thì có lẽ cần đổi tên và đổi cả chủ trương may ra mới hợp lòng dân, đúng ý nghĩ thì dân mới không kêu ca. Kính mong sao Quốc hội xem xét thật thấu đáo vấn đề”.

 

Vẫn biết rằng sự thể rồi sẽ chẳng thay đổi được, nhưng Tran Trung trailang0912@yahoo.com một lần nữa cho rằng:

 

“Chắc chắn thu phí đây là có vấn đề, bởi BT Thăng và ngành GTVT vẫn áp đặt bằng được dù đại đa số người dân phản đối. Nhất là cách thu chung theo đầu phương tiện (xe phục vụ mục đích KD vận tải cũng như xe phục vụ GĐ), mà không áp dụng vào xăng dầu hoặc cách khác. Tôi nghĩ đó là vì: nếu phân chia riêng xe phục vụ mục đích KD & xe phục vụ GĐ thì chắc chắn là phí cho xe GĐ sẽ phải giảm chứ không thể tăng phí với xe phục vụ mục đích KD được. Vậy thu phí chung theo đầu xe mặc dù không công bằng nhưng sẽ...tận thu một cách hiệu quả hơn rất nhiều, chứ không phải không có cách thu riêng rẽ giữa xe KD & xe GĐ.

 

Thêm vào đó, tâm lý chung của người dân đến lúc này thì thu phí gì ?bao nhiêu?  Thì dân cũng phải NGẬM BỒ HÒN LÀM NGỌT mà đóng, vì biết dù có tới 100% người dân  phản đối thì các vị ấy vẫn cứ làm thôi…

 

Còn nói thu phí để giảm ùn tắc giao thông thì xin thưa là không bao giờ có hiệu quả đâu, mà chỉ làm giảm chất lượng đời sống người dân đi thôi. Đã phải nộp phí thì khác nào ta đã mua thuê bao trọn gói rồi, vậy cứ phải dùng cho...”tẹt ga” thôi, tội gì mà hạn chế.

 

Về mật độ giao thông tại các TP lớn hiện nay nó giống như cái sân vận động với sức chứa 30.000 người nhưng có đến 60.000 vào xem, bảo làm sao nó không trở nên lộn xộn nếu không xây dựng cái sân lớn hơn...Ôi mệt!”
 
Đóng phí rồi, lại tiếp tục đóng phí nữa... (ảnh minh họa: Người Lao động)

 

Lời không thể không nói
 
 những lời tâm huyết vẫn được các thế hệ khác nhau nhắn gửi tới BT Thăng:

 

“Đã từ lâu tôi muốn dành thời gian để viết nên những suy tư, trăn trở của mình, nhưng rồi lại thôi… Song hôm nay có lẽ vì quá bức xúc...  Anh Thăng, tôi xin phép gọi là anh vì anh chỉ hơn tôi 4 tuổi. Đứng trên quan điểm của 1 người đảng viên mà nói, tôi nghĩ anh đang làm mất đi lòng tin của nhân dân rồi, anh Thăng ạ. Rất tiếc, điều đó là sự thực. Bởi vì chúng tôi thấy có lẽ chẳng ai lại bắt đầu làm như anh - xây nhà từ nóc. Chắc anh cũng biết nguyên nhân cơ bản gây ra nạn tắc đường là do tập trung quá nhiều công sở, trường học... tại nội đô. Để khắc phục chỉ có duy nhất một cách là chuyển chúng ra ngoài.

 

Trước đây cũng đã có quy hoạch, có công viên, có bãi đỗ xe...có nhiều (cái mà người dân như chúng tôi gọi là “bánh vẽ) lắm anh Thăng à, nhưng họ đâu có làm...Và rồi lại dân là người trực tiếp chịu ảnh hưởng của các việc làm tắc trách đó… Thực sự quá nhiều vấn đề dân chúng bức xúc lắm, anh Thăng à. Các anh nên xem lại…” - Cao Anh Son:  casonhn@yahoo.com

 

“Cháu mong muốn ngành GTVT nói chung va BT Thăng nói riêng nên xem xét lại việc thu phí bảo trì đường bộ. Cháu là sinh viên đang đi học, những lần về quê cháu thường bắt xe ô tô về. Bây giờ nếu thu phí thì tiến phí đó sẽ lại bị bù vào tiền vé xe, chứ các doanh nghiệp vận tải thì có mất đồng nào.

 

Những người nông dân như bố mẹ cháu ở quê ngày nào đi làm được 80 nghìn đồng thì cũng chưa đủ cho cháu đóng phí... Rốt cuộc cứ nói là không thu phí với người nghèo, nhưng với những trường hợp như chúng cháu thì cũng lại chỉ những người nông dân nghèo như bố mẹ cháu phải chịu thui.

 

Cháu nghĩ một quyết định như thế có thể thay đổi cả đời sống xã hội… Thu phí mà làm giàu cho đất nước thì ai cũng đóng góp, nhưng đã có biết bao nhiêu loại phí rồi. Thu phí rồi đường sá có tốt hơn không, hay cứ đầu tư rồi tiền đi đâu hết, mà năm sau đó thì đường còn không bằng lúc chưa đầu tư. Lúc đấy ai là người chịu trách nhiệm đây?...” - Nguyễn Xuân Hải:  buocchantaditimhanhphuc@gmail.com

 

Tiếng nói của đại đa số người dân là như thế đó. Chắc chắn nó vẫn sẽ như vậy dù biết thời hạn đáng buồn 1/6 đang ngày càng gần lại, gần lắm rồi. Mà lại có thêm thông tin các “nhà phường” không muốn đảm nhiệm việc thu phí xe máy, vì không đủ nhân lực, kinh phí trích theo phần trăm quá nhỏ, khó  kiểm soát được chính xác số đầu xe…. Chưa gì đã thấy nhiêu khê quá!

 

Thanh Nguyễn

Sưu tầm từ dantri