Ông chủ của giấc mơ “Google Việt”
Đã gửi: 16 Tháng 8 2007, 04:34
TT - “Anh ta là ai?”, đó là câu hỏi của giới truyền thông trong và ngoài nước khi Nguyễn Minh Hiếu bất ngờ được tạp chí kinh tế Business Week (Tuần kinh doanh) ngày 22-8-2006 bình chọn là một trong 20 doanh nhân trẻ xuất sắc nhất châu Á.
Bốn tháng sau, thêm một bất ngờ: Quĩ đầu tư mạo hiểm về công nghệ của Hoa Kỳ tại VN quyết định chọn Công ty Dream Viet đang sở hữu trang web thương mại điện tử aha.com của ông chủ Nguyễn Minh Hiếu để rót vốn.
Nguyễn Minh Hiếu: “Tôi chọn ở túp lều của riêng mình vì tôi được làm chủ nó” - Ảnh: T.Đ.T.
Chọn ở túp lều của riêng mình
Trong ba năm học (2000-2003) ở khoa thương mại điện tử ĐH Sydney (Úc), trong mắt chàng trai Nguyễn Minh Hiếu (sinh năm 1981, quê Phú Thọ), mọi việc kinh doanh của xứ người cứ diễn ra một cách lạ lùng và “khác hẳn với VN”. “Bạn cần mua hàng ư? Chỉ cần lên mạng vào những trang web mua bán trực tuyến và click chuột. Ở đó có tất cả các mặt hàng, giá bán thậm chí có cả những phân tích, so sánh khách quan về chất lượng của từng sản phẩm. Điều đặc biệt là thương hiệu của các sản phẩm bán trên mạng không ngừng được nâng cao, việc mua bán trên mạng phổ biến chưa từng thấy. Trong khi đó khái niệm thương mại điện tử ở VN mới chỉ bắt đầu” - Hiếu so sánh.
Và Hiếu càng ngỡ ngàng hơn khi lần mò tìm hiểu những trang web mua bán với doanh thu khổng lồ như eBay, Amazon hay website cung cấp công cụ tìm kiếm như Google. “Máu kinh doanh” của Hiếu cũng đã “bốc” khi đọc về con đường khởi nghiệp của những doanh nhân nổi tiếng.
Hiếu bảo: “Tất cả vốn liếng ban đầu của họ chỉ là những ý tưởng và sự đam mê đến liều lĩnh”. Và chút nữa Hiếu đã bảo lưu kết quả tại ĐH Sydney để về nước kinh doanh từ năm thứ 2 nếu không có lời khuyên của một giáo sư khi Hiếu nói ra ý định ấy: “Em còn rất nhiều thời gian và cơ hội để kinh doanh. Em sẽ tự giẫm lên mình nếu không có kiến thức cơ bản về nó, cứ từ từ mà thực hiện. Còn bây giờ hãy học xem những người thành công đi trước đã làm những gì!”.
Nguyễn Minh Hiếu đạt 5% trong tổng số 120.000 phiếu bầu chọn của độc giả tạp chí Business Week và lọt vào top 20 doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi xuất sắc nhất châu Á (ngày 22-8-2006). Việc bình chọn có những tiêu chí chung như khi bình chọn những doanh nhân xuất sắc nhất châu Á và hết sức khách quan.
Tuy nhiên, tiêu chí quan trọng nhất mà tạp chí này đặt ra là “tiềm năng, hướng phát triển kinh doanh trong tương lai của công ty mà các ông chủ trẻ đang quản lý”. Hiếu là doanh nhân duy nhất của Việt Nam nhận danh hiệu này.
Nhiều tờ báo và tạp chí khác của châu Á trong thời điểm ấy cũng trích lời của Business Week ca ngợi Hiếu: “Một tài năng trẻ tỏa sáng trong bối cảnh tiềm lực công nghệ quốc gia vẫn còn hạn chế” và gọi Hiếu là “một trong mười huyền thoại trẻ nhất châu Á”.
“Tôi đón nhận danh hiệu và những lời khen tặng một cách tỉnh táo và coi đó là một động lực!” - Hiếu tâm sự.
Hiếu tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, ba ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung cùng với ước mơ làm chủ một trang web mua bán tầm cỡ như eBay hay Amazon. Trở về nước kinh doanh, ngay từ đầu Hiếu đã gặp thất bại.
Trang web timmua.com mà Hiếu và bạn bè lập ra với mục đích giới thiệu với khách hàng những thông tin về các sản phẩm tốt để họ tìm mua đã lãnh “trái đắng” vì “quá thường”, lại không có đối tác, khách hàng ít truy cập. Hiếu đành gác lại ước mơ và đầu quân vào Tập đoàn đầu tư tài chính Indochina Capital với mục đích gần như duy nhất là học hỏi kinh nghiệm chuẩn bị cho việc kinh doanh.
Cuối năm 2004, ngành công nghệ thông tin VN đã có những bước phát triển nhanh chóng. “Cơ hội đến rồi đây” - Hiếu tự nhủ, đồng thời có một quyết định gây bất ngờ cho tất cả gia đình, bạn bè và cả đồng nghiệp: Bỏ việc ở Công ty Indochina Capital với mức lương 2.000 USD/tháng! “Có chuyện gì xảy ra vậy?”, giám đốc Indochina Capital hỏi Hiếu. “Điều gì đã khiến ông có quyết định thành lập công ty của riêng mình - Indochina Capital?”, Hiếu hỏi lại. Ông ấy hiểu ra và nói: “Chúc anh thành công”.
Sau sáu tháng tiếp tục nghiên cứu tìm ra những điểm thiếu của thị trường thương mại điện tử ở VN, tháng 4-2005 công ty mang tên Dream Viet (Giấc mơ Việt) của Hiếu được thành lập bằng việc ra mắt website http://www.aha.vn/.
Vốn khởi nghiệp của Hiếu là căn phòng 18m2, gần 50 triệu đồng, mấy chiếc máy tính cũ và hai người bạn thân cùng chí hướng là Bùi Minh Mẫn và Nguyễn Duy Phi cũng mới bỏ việc ở những công ty lớn. Những ngày sau đó, người ta thấy Hiếu và hai người bạn làm việc đến 16 giờ mỗi ngày. “Đèn văn phòng giám đốc của công ty chỉ tắt sau 2g đêm” - một nhân viên của Dream Viet kể lại.
“Giữa một ngôi nhà đi thuê rất đàng hoàng, tiện nghi với một mảnh đất của riêng mình - dù là túp lều thôi - bạn sẽ chọn ở đâu? Tôi chọn ở túp lều của riêng mình vì tôi được làm chủ nó. Tôi sẽ cố gắng biến nó thành một biệt thự lớn hơn ngôi nhà ở thuê kia. Sự lựa chọn luôn chấp nhận khó khăn trước mắt. Những lần như thế, tôi luôn so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng” - Hiếu giải thích về chuyện bỏ việc để thành lập Dream Viet và AHA. Hiếu tâm sự: “Cái tên Dream Viet và AHA như để chứng tỏ giấc mơ và sự reo lên vui mừng với “đứa con” của tôi”.
Google của VN?
Nguyễn Minh Hiếu bên bàn làm việc - Ảnh: T.Đ.T.
Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, lần này Hiếu và đồng nghiệp đầu tư cho AHA, không chỉ đơn thuần là chuyện mua bán trên mạng nữa. “Khách hàng được tiếp cận các sản phẩm này với những thông tin về giá cả, chất lượng được cập nhật nhanh, chính xác hằng ngày hằng giờ, theo hơi thở thị trường” - Hiếu cho biết về chiến lược thay đổi của mình. Và sự thay đổi ấy đã đem lại kết quả.
Trong lễ công bố đầu tư chính thức của Quĩ Đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ tại VN (IDG Ventures Viet Nam) vào Công ty Dream Viet của Hiếu (tháng 12-2006), IDG đánh giá trang web AHA là “cổng thông tin điện tử hàng đầu cung cấp thông tin trực tuyến và so sánh giá cả các sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng VN”.
Số vốn IDG rót vào Dream Viet không được các bên tiết lộ nhưng mọi người đều không tránh khỏi sự ngỡ ngàng: “Có mạo hiểm quá như cái tên quĩ đầu tư mạo hiểm hay không khi đầu tư vào Dream Viet và AHA - một công ty mới mẻ, kinh doanh trên một lĩnh vực cũng quá mới mẻ?”. “Chúng tôi chọn Dream Viet và AHA chính vì sự mới mẻ ấy” - ông Nguyễn Bảo Hoàng - tổng giám đốc IDG Ventures Viet Nam - nhấn mạnh.
Ông giải thích thêm: “Dream Viet sẽ giải quyết một lĩnh vực còn chưa được chú trọng trong thương mại điện tử tại VN: thông tin mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến và so sánh giá trực tuyến. Với tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng hằng năm tại khu vực thành thị lên đến 25%, người tiêu dùng VN rất cần có thông tin mới nhất và chính xác nhất về những mặt hàng điện tử mới xuất hiện trên thị trường”.
Nguồn thu của aha.vn là từ các thao tác truy cập (click) của người mua hàng tới website của nhà bán lẻ theo hình thức Pay-per-click, tương tự như dịch vụ quảng cáo AdSense của Google. Hiện trung bình có trên 5.000 người (IP)/ngày, mỗi tháng có khoảng 200.000 lượt người truy cập AHA.
Theo bình chọn của mạng http://www.thuonghieuviet.com/, AHA thuộc top 20 website thương mại được người tiêu dùng ưa thích nhất VN. Văn phòng của Dream Viet cũng đã không còn lùi xùi trong căn phòng 18m2 nữa mà khang trang trong một tòa nhà bề thế trên đường Đê La Thành (Q.Đống Đa, Hà Nội).
Đối với nhiều người, như thế đã tạm gọi là thành công, nhưng với Hiếu đã từng thất bại một lần thì Dream Viet và AHA là vừa mừng vừa lo. Hiếu chia sẻ: “Thành công và thất bại vẫn còn ở phía trước. Nhưng thành hay bại thì ước mơ của tôi cũng vẫn sẽ là xây dựng một website lớn mạnh như Google VN.
Thời gian tới, Dream Việt sẽ đầu tư vào ba mảng nhân sự, công nghệ và marketing. Theo đó, nhiều tính năng mới sẽ được đưa thêm vào để phục vụ người dùng như xây dựng cộng đồng thành viên (họ có thể lên đó để chia sẻ thông tin); đánh giá của chuyên gia; hỏi đáp về dịch vụ...”.
TRẦN ĐÌNH TÚ
Bốn tháng sau, thêm một bất ngờ: Quĩ đầu tư mạo hiểm về công nghệ của Hoa Kỳ tại VN quyết định chọn Công ty Dream Viet đang sở hữu trang web thương mại điện tử aha.com của ông chủ Nguyễn Minh Hiếu để rót vốn.
Nguyễn Minh Hiếu: “Tôi chọn ở túp lều của riêng mình vì tôi được làm chủ nó” - Ảnh: T.Đ.T.
Chọn ở túp lều của riêng mình
Trong ba năm học (2000-2003) ở khoa thương mại điện tử ĐH Sydney (Úc), trong mắt chàng trai Nguyễn Minh Hiếu (sinh năm 1981, quê Phú Thọ), mọi việc kinh doanh của xứ người cứ diễn ra một cách lạ lùng và “khác hẳn với VN”. “Bạn cần mua hàng ư? Chỉ cần lên mạng vào những trang web mua bán trực tuyến và click chuột. Ở đó có tất cả các mặt hàng, giá bán thậm chí có cả những phân tích, so sánh khách quan về chất lượng của từng sản phẩm. Điều đặc biệt là thương hiệu của các sản phẩm bán trên mạng không ngừng được nâng cao, việc mua bán trên mạng phổ biến chưa từng thấy. Trong khi đó khái niệm thương mại điện tử ở VN mới chỉ bắt đầu” - Hiếu so sánh.
Và Hiếu càng ngỡ ngàng hơn khi lần mò tìm hiểu những trang web mua bán với doanh thu khổng lồ như eBay, Amazon hay website cung cấp công cụ tìm kiếm như Google. “Máu kinh doanh” của Hiếu cũng đã “bốc” khi đọc về con đường khởi nghiệp của những doanh nhân nổi tiếng.
Hiếu bảo: “Tất cả vốn liếng ban đầu của họ chỉ là những ý tưởng và sự đam mê đến liều lĩnh”. Và chút nữa Hiếu đã bảo lưu kết quả tại ĐH Sydney để về nước kinh doanh từ năm thứ 2 nếu không có lời khuyên của một giáo sư khi Hiếu nói ra ý định ấy: “Em còn rất nhiều thời gian và cơ hội để kinh doanh. Em sẽ tự giẫm lên mình nếu không có kiến thức cơ bản về nó, cứ từ từ mà thực hiện. Còn bây giờ hãy học xem những người thành công đi trước đã làm những gì!”.
Nguyễn Minh Hiếu đạt 5% trong tổng số 120.000 phiếu bầu chọn của độc giả tạp chí Business Week và lọt vào top 20 doanh nhân trẻ dưới 25 tuổi xuất sắc nhất châu Á (ngày 22-8-2006). Việc bình chọn có những tiêu chí chung như khi bình chọn những doanh nhân xuất sắc nhất châu Á và hết sức khách quan.
Tuy nhiên, tiêu chí quan trọng nhất mà tạp chí này đặt ra là “tiềm năng, hướng phát triển kinh doanh trong tương lai của công ty mà các ông chủ trẻ đang quản lý”. Hiếu là doanh nhân duy nhất của Việt Nam nhận danh hiệu này.
Nhiều tờ báo và tạp chí khác của châu Á trong thời điểm ấy cũng trích lời của Business Week ca ngợi Hiếu: “Một tài năng trẻ tỏa sáng trong bối cảnh tiềm lực công nghệ quốc gia vẫn còn hạn chế” và gọi Hiếu là “một trong mười huyền thoại trẻ nhất châu Á”.
“Tôi đón nhận danh hiệu và những lời khen tặng một cách tỉnh táo và coi đó là một động lực!” - Hiếu tâm sự.
Hiếu tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, ba ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung cùng với ước mơ làm chủ một trang web mua bán tầm cỡ như eBay hay Amazon. Trở về nước kinh doanh, ngay từ đầu Hiếu đã gặp thất bại.
Trang web timmua.com mà Hiếu và bạn bè lập ra với mục đích giới thiệu với khách hàng những thông tin về các sản phẩm tốt để họ tìm mua đã lãnh “trái đắng” vì “quá thường”, lại không có đối tác, khách hàng ít truy cập. Hiếu đành gác lại ước mơ và đầu quân vào Tập đoàn đầu tư tài chính Indochina Capital với mục đích gần như duy nhất là học hỏi kinh nghiệm chuẩn bị cho việc kinh doanh.
Cuối năm 2004, ngành công nghệ thông tin VN đã có những bước phát triển nhanh chóng. “Cơ hội đến rồi đây” - Hiếu tự nhủ, đồng thời có một quyết định gây bất ngờ cho tất cả gia đình, bạn bè và cả đồng nghiệp: Bỏ việc ở Công ty Indochina Capital với mức lương 2.000 USD/tháng! “Có chuyện gì xảy ra vậy?”, giám đốc Indochina Capital hỏi Hiếu. “Điều gì đã khiến ông có quyết định thành lập công ty của riêng mình - Indochina Capital?”, Hiếu hỏi lại. Ông ấy hiểu ra và nói: “Chúc anh thành công”.
Sau sáu tháng tiếp tục nghiên cứu tìm ra những điểm thiếu của thị trường thương mại điện tử ở VN, tháng 4-2005 công ty mang tên Dream Viet (Giấc mơ Việt) của Hiếu được thành lập bằng việc ra mắt website http://www.aha.vn/.
Vốn khởi nghiệp của Hiếu là căn phòng 18m2, gần 50 triệu đồng, mấy chiếc máy tính cũ và hai người bạn thân cùng chí hướng là Bùi Minh Mẫn và Nguyễn Duy Phi cũng mới bỏ việc ở những công ty lớn. Những ngày sau đó, người ta thấy Hiếu và hai người bạn làm việc đến 16 giờ mỗi ngày. “Đèn văn phòng giám đốc của công ty chỉ tắt sau 2g đêm” - một nhân viên của Dream Viet kể lại.
“Giữa một ngôi nhà đi thuê rất đàng hoàng, tiện nghi với một mảnh đất của riêng mình - dù là túp lều thôi - bạn sẽ chọn ở đâu? Tôi chọn ở túp lều của riêng mình vì tôi được làm chủ nó. Tôi sẽ cố gắng biến nó thành một biệt thự lớn hơn ngôi nhà ở thuê kia. Sự lựa chọn luôn chấp nhận khó khăn trước mắt. Những lần như thế, tôi luôn so sánh và đưa ra quyết định cuối cùng” - Hiếu giải thích về chuyện bỏ việc để thành lập Dream Viet và AHA. Hiếu tâm sự: “Cái tên Dream Viet và AHA như để chứng tỏ giấc mơ và sự reo lên vui mừng với “đứa con” của tôi”.
Google của VN?
Nguyễn Minh Hiếu bên bàn làm việc - Ảnh: T.Đ.T.
Rút kinh nghiệm lần thất bại trước, lần này Hiếu và đồng nghiệp đầu tư cho AHA, không chỉ đơn thuần là chuyện mua bán trên mạng nữa. “Khách hàng được tiếp cận các sản phẩm này với những thông tin về giá cả, chất lượng được cập nhật nhanh, chính xác hằng ngày hằng giờ, theo hơi thở thị trường” - Hiếu cho biết về chiến lược thay đổi của mình. Và sự thay đổi ấy đã đem lại kết quả.
Trong lễ công bố đầu tư chính thức của Quĩ Đầu tư mạo hiểm Hoa Kỳ tại VN (IDG Ventures Viet Nam) vào Công ty Dream Viet của Hiếu (tháng 12-2006), IDG đánh giá trang web AHA là “cổng thông tin điện tử hàng đầu cung cấp thông tin trực tuyến và so sánh giá cả các sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng VN”.
Số vốn IDG rót vào Dream Viet không được các bên tiết lộ nhưng mọi người đều không tránh khỏi sự ngỡ ngàng: “Có mạo hiểm quá như cái tên quĩ đầu tư mạo hiểm hay không khi đầu tư vào Dream Viet và AHA - một công ty mới mẻ, kinh doanh trên một lĩnh vực cũng quá mới mẻ?”. “Chúng tôi chọn Dream Viet và AHA chính vì sự mới mẻ ấy” - ông Nguyễn Bảo Hoàng - tổng giám đốc IDG Ventures Viet Nam - nhấn mạnh.
Ông giải thích thêm: “Dream Viet sẽ giải quyết một lĩnh vực còn chưa được chú trọng trong thương mại điện tử tại VN: thông tin mua sắm hàng tiêu dùng trực tuyến và so sánh giá trực tuyến. Với tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng hằng năm tại khu vực thành thị lên đến 25%, người tiêu dùng VN rất cần có thông tin mới nhất và chính xác nhất về những mặt hàng điện tử mới xuất hiện trên thị trường”.
Nguồn thu của aha.vn là từ các thao tác truy cập (click) của người mua hàng tới website của nhà bán lẻ theo hình thức Pay-per-click, tương tự như dịch vụ quảng cáo AdSense của Google. Hiện trung bình có trên 5.000 người (IP)/ngày, mỗi tháng có khoảng 200.000 lượt người truy cập AHA.
Theo bình chọn của mạng http://www.thuonghieuviet.com/, AHA thuộc top 20 website thương mại được người tiêu dùng ưa thích nhất VN. Văn phòng của Dream Viet cũng đã không còn lùi xùi trong căn phòng 18m2 nữa mà khang trang trong một tòa nhà bề thế trên đường Đê La Thành (Q.Đống Đa, Hà Nội).
Đối với nhiều người, như thế đã tạm gọi là thành công, nhưng với Hiếu đã từng thất bại một lần thì Dream Viet và AHA là vừa mừng vừa lo. Hiếu chia sẻ: “Thành công và thất bại vẫn còn ở phía trước. Nhưng thành hay bại thì ước mơ của tôi cũng vẫn sẽ là xây dựng một website lớn mạnh như Google VN.
Thời gian tới, Dream Việt sẽ đầu tư vào ba mảng nhân sự, công nghệ và marketing. Theo đó, nhiều tính năng mới sẽ được đưa thêm vào để phục vụ người dùng như xây dựng cộng đồng thành viên (họ có thể lên đó để chia sẻ thông tin); đánh giá của chuyên gia; hỏi đáp về dịch vụ...”.
TRẦN ĐÌNH TÚ