Siêu thị cũng bán cổ phiếu
Đã gửi: 14 Tháng 9 2007, 21:23
Nhiều siêu thị tại Colombia bắt đầu mời chào một loại hàng hóa đặc biệt chưa từng xuất hiện trong lịch sử bán hàng tại hệ thống này. Đó là cổ phiếu của một công ty dầu mỏ.
Bà Adiela Echeverry, 67 tuổi, đã nghỉ hưu, gần đây đến siêu thị Carulla gần nhà cùng một người bạn để đi mua hàng thường lệ hằng tuần. Ngoài những thứ thông thường như trứng, hoa quả và pho mát, bà còn mua về cả 1.000 cổ phiếu của Ecopetrol, công ty dầu mỏ nhà nước Colombia. “Tới siêu thị Carulla để mua hàng và chúng tôi thấy họ có một quầy bán cổ phiếu của Ecopetrol, do vậy tôi nghĩ, sao lại không mua nhỉ?”, bà nói.
Để mua 1.000 cổ phiếu Ecopetrol tại siêu thị Carulla, bà A.Echeverry đã phải trả ngay 100 USD tại quầy tính tiền, với 600 USD còn lại trong giá gói cổ phiếu này bà sẽ trả dần trong 12 đợt nhưng không bị tính lãi suất.
Công ty Ecopetrol bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 27/8 vừa qua, chào bán khoảng 2,8 tỷ USD cổ phiếu, chỉ bằng hơn 10% lượng cổ phiếu của công ty này. Sau đó, công ty này có kế hoạch phát hành thêm 10% số cổ phiếu nữa, với hy vọng huy động được lượng tiền mặt cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Cho tới vài năm trước đây, ý tưởng đầu tư vào Ecopetrol có thể khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi. Các đường ống dẫn dầu của công ty này là một mục tiêu thường bị các phần tử cực đoan chọn để đánh bom. Các nhà thầu đã phải đối mặt với việc tống tiền và bắt cóc; và những nhóm thăm dò khai thác dầu phải được quân đội hộ tống vào một số khu vực hay xảy ra bạo lực nhất của Colombia. Nhưng mọi việc đã thay đổi tại nước này. An ninh được thắt chặt hơn, và các vụ đánh bom nhằm vào đường ống dẫn dầu rất ít xảy ra.
Trong một thị trường dầu mỏ toàn cầu ngày càng eo hẹp về nguồn cung như hiện nay, Colombia đang thu hút sự quan tâm của các công ty dầu mỏ lớn trên toàn thế giới. Ngoài việc giúp Ecopetrol tăng vốn đầu tư qua việc tư nhân hóa một phần công ty này, Chính phủ Colombia cũng muốn thúc đẩy việc mở rộng đầu tư tại quốc gia này - nơi mà người dân đang quen cất trữ tiền hơn là gửi vào tài khoản ngân hàng. Đó là lý do tại sao cổ phiếu Ecopetrol đang được bán không chỉ thông qua các ngân hàng, các công ty môi giới, mà còn tại các siêu thị, các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn và thậm chí tại các trung tâm thể dục thẩm mỹ.
Ông Javier Gutierrez, Tổng giám đốc Ecopetrol, muốn đại hội cổ đông đầu tiên của công ty phải lấp đầy chỗ ngồi tại sân vân động El Campin của Bogota. “Chúng tôi muốn có 250.000 người Colombia trở thành cổ đông của Ecopetrol. Trong tuần đầu của đợt chào bán kéo dài một tháng, hơn 74.000 người Colombia đã mua cổ phiếu của Ecopetrol", ông nói.
Những người chỉ trích việc chào bán cổ phiếu của Ecopetrol lo ngại rằng 2,8 tỷ USD cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng sẽ vượt ra ngoài khả năng tiêu thụ của người dân Colombia, tăng khả năng các nhà đầu tư nước ngoài “chộp lấy” cơ hội đầu tư vào Ecopetrol. Theo ông Jorge Gamboa, Chủ tịch Hiệp hội công nhân dầu mỏ, Colombia đang đi ngược với làn sóng trong khu vực về tái quốc hữu hóa các tài sản dầu mỏ và năng lượng. Ông nói: “Tại Colombia, chúng tôi đang bán tài sản quốc gia và các tài nguyên thiên nhiên của đất nước cho những người bỏ thầu cao nhất”.
(Theo Nhân Dân)
Bà Adiela Echeverry, 67 tuổi, đã nghỉ hưu, gần đây đến siêu thị Carulla gần nhà cùng một người bạn để đi mua hàng thường lệ hằng tuần. Ngoài những thứ thông thường như trứng, hoa quả và pho mát, bà còn mua về cả 1.000 cổ phiếu của Ecopetrol, công ty dầu mỏ nhà nước Colombia. “Tới siêu thị Carulla để mua hàng và chúng tôi thấy họ có một quầy bán cổ phiếu của Ecopetrol, do vậy tôi nghĩ, sao lại không mua nhỉ?”, bà nói.
Để mua 1.000 cổ phiếu Ecopetrol tại siêu thị Carulla, bà A.Echeverry đã phải trả ngay 100 USD tại quầy tính tiền, với 600 USD còn lại trong giá gói cổ phiếu này bà sẽ trả dần trong 12 đợt nhưng không bị tính lãi suất.
Công ty Ecopetrol bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào ngày 27/8 vừa qua, chào bán khoảng 2,8 tỷ USD cổ phiếu, chỉ bằng hơn 10% lượng cổ phiếu của công ty này. Sau đó, công ty này có kế hoạch phát hành thêm 10% số cổ phiếu nữa, với hy vọng huy động được lượng tiền mặt cần thiết để nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Cho tới vài năm trước đây, ý tưởng đầu tư vào Ecopetrol có thể khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi. Các đường ống dẫn dầu của công ty này là một mục tiêu thường bị các phần tử cực đoan chọn để đánh bom. Các nhà thầu đã phải đối mặt với việc tống tiền và bắt cóc; và những nhóm thăm dò khai thác dầu phải được quân đội hộ tống vào một số khu vực hay xảy ra bạo lực nhất của Colombia. Nhưng mọi việc đã thay đổi tại nước này. An ninh được thắt chặt hơn, và các vụ đánh bom nhằm vào đường ống dẫn dầu rất ít xảy ra.
Trong một thị trường dầu mỏ toàn cầu ngày càng eo hẹp về nguồn cung như hiện nay, Colombia đang thu hút sự quan tâm của các công ty dầu mỏ lớn trên toàn thế giới. Ngoài việc giúp Ecopetrol tăng vốn đầu tư qua việc tư nhân hóa một phần công ty này, Chính phủ Colombia cũng muốn thúc đẩy việc mở rộng đầu tư tại quốc gia này - nơi mà người dân đang quen cất trữ tiền hơn là gửi vào tài khoản ngân hàng. Đó là lý do tại sao cổ phiếu Ecopetrol đang được bán không chỉ thông qua các ngân hàng, các công ty môi giới, mà còn tại các siêu thị, các chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn và thậm chí tại các trung tâm thể dục thẩm mỹ.
Ông Javier Gutierrez, Tổng giám đốc Ecopetrol, muốn đại hội cổ đông đầu tiên của công ty phải lấp đầy chỗ ngồi tại sân vân động El Campin của Bogota. “Chúng tôi muốn có 250.000 người Colombia trở thành cổ đông của Ecopetrol. Trong tuần đầu của đợt chào bán kéo dài một tháng, hơn 74.000 người Colombia đã mua cổ phiếu của Ecopetrol", ông nói.
Những người chỉ trích việc chào bán cổ phiếu của Ecopetrol lo ngại rằng 2,8 tỷ USD cổ phiếu chào bán lần đầu ra công chúng sẽ vượt ra ngoài khả năng tiêu thụ của người dân Colombia, tăng khả năng các nhà đầu tư nước ngoài “chộp lấy” cơ hội đầu tư vào Ecopetrol. Theo ông Jorge Gamboa, Chủ tịch Hiệp hội công nhân dầu mỏ, Colombia đang đi ngược với làn sóng trong khu vực về tái quốc hữu hóa các tài sản dầu mỏ và năng lượng. Ông nói: “Tại Colombia, chúng tôi đang bán tài sản quốc gia và các tài nguyên thiên nhiên của đất nước cho những người bỏ thầu cao nhất”.
(Theo Nhân Dân)