Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Dụng cụ lau bảng không bụi

Gửi bàiĐã gửi: 05 Tháng 12 2007, 04:37
gửi bởi tothbinh
Lâu nay bụi phấn là nỗi phiền lòng của các thầy cô. Dụng cụ lau bảng không bụi do kỹ sư Nguyễn Thạch Lam sáng tạo sẽ giúp bục giảng trong lành hơn.

Làm việc trong ngành xây dựng, kỹ sư Nguyễn Thạch Lam (Phó giám đốc chi nhánh Công ty HUD - CIC, TP.HCM) nhận thấy thao tác lau bảng khá giống với một việc lăn sơn.

Lau bảng nhằm loại bỏ lớp vật liệu (nét phấn) có sẵn trên một bề mặt, còn lăn sơn thì ngược lại, là việc phủ một lớp vật liệu lên trên bề mặt cho trước. Con lăn sơn lại có cán cầm nên tay người thao tác không bị sơn dính vào.

Mặc dù nhiều trường đã sử dụng máy chiếu (projector) để dạy học, nhưng ở hầu hết các trường học nước ta, đặc biệt là các vùng nông thôn, thì bục giảng truyền thống với bảng, phấn, khăn lau vẫn là chủ yếu.

Bụi phấn sinh ra khi viết phấn lên bảng và lau bảng, nhưng phần lớn là từ quá trình lau. Khi dùng khăn lau bảng, ban đầu bụi phấn bám vào đồ lau nhưng về sau phát tán mạnh vào môi trường xung quanh. Tay người lau cũng dính nhiều bụi phấn.

Đây chính là nguyên nhân của một số bệnh nghề nghiệp như: bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da cho giáo viên.

Từ đó anh nảy ra ý tưởng tạo ra một cơ cấu ngược cho con lăn sơn để phù hợp cho việc lau bảng.

Hình ảnh

Mặc dù nhiều trường đã sử dụng máy chiếu (projector) để dạy học, nhưng ở hầu hết các trường học nước ta, đặc biệt là các vùng nông thôn, thì bục giảng truyền thống với bảng, phấn, khăn lau vẫn là chủ yếu.

Bụi phấn sinh ra khi viết phấn lên bảng và lau bảng, nhưng phần lớn là từ quá trình lau. Khi dùng khăn lau bảng, ban đầu bụi phấn bám vào đồ lau nhưng về sau phát tán mạnh vào môi trường xung quanh. Tay người lau cũng dính nhiều bụi phấn.

Đây chính là nguyên nhân của một số bệnh nghề nghiệp như: bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da cho giáo viên.

Cơ cấu đồ lau bảng của anh như sau: Gắn một chiếc líp bằng nhựa (tương tự như líp xe đạp) vào một đầu của con lăn để cho con lăn chỉ có thể quay được theo một chiều nhất định.

Lắp con lăn lên trên một giá đỡ hai đầu, giá đỡ này đồng thời là vỏ bọc hình hộp phần phía sau của con lăn. Trên mặt trong của vỏ hộp phía sau con lăn có gắn bàn chải để chà rơi bụi phấn bám vào bề mặt con lăn. Phía dưới của vỏ hộp là ngăn chứa bụi có nắp đóng mở để có thể đổ bụi phấn ra ngoài.

Khi người sử dụng áp bề mặt con lăn vào bảng và đẩy con lăn, líp nhựa sẽ giữ cho con lăn trượt trên bề mặt bảng để chà các nét phấn dính vào bề mặt con lăn.

Khi kéo con lăn lại, con lăn sẽ quay quanh tâm cuốn lớp bụi phấn đang dính trên bề mặt vào bên trong lớp vỏ, bàn chải sẽ chà rơi bụi phấn ra khỏi bề mặt con lăn làm cho bề mặt luôn được sạch và bụi sẽ theo trọng lực rơi xuống ngăn chứa bên dưới.

Khi ngăn chứa đầy thì tháo nắp đổ bụi phấn đi. Vỏ hộp của con lăn chính là bộ phận cán để tay cầm không phải tiếp xúc với trực tiếp với phần lau nên tay không bị dính bụi bẩn. Bụi phấn khi rơi ra luôn bị cuốn vào trong và bị giữ ở ngăn chứa nên không thể phát tán ra xung quanh gây ô nhiễm bụi.

Có thể lắp hai con lăn song song chuyển động ngược chiều nhau để khi đẩy đi hay kéo lại đều có thể lau sạch bảng.

Theo kỹ sư Lam, vật liệu để làm ra dụng cụ lau bảng này rất dễ kiếm: vỏ được làm từ những mảnh nhựa có thể xin hoặc mua từ những cửa hàng làm bảng hiệu, hộp đèn; lõi có thể làm từ rulô quét sơn đã qua sử dụng hoặc ống nước...

Vì đơn giản như vậy, nên giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thực hiện trong các giờ học thủ công hay kỹ thuật, để các em có thể tự làm ra sản phẩm phục vụ việc học tập hằng ngày.

Bản vẽ chi tiết và hướng dẫn chế tạo, kỹ sư Lam đã đưa lên trang web http://www.cafesangtao.info để thầy cô và các em học sinh dễ dàng thực hiện.

theo Thanh niên.