Thành lập Hiệp hội thị trường trái phiếu
Đã gửi: 19 Tháng 8 2009, 06:07
Các chuyên gia cho rằng, hiện tại, thị trường trái phiếu Việt Nam quy mô vẫn còn nhỏ, thiếu vắng thành viên chủ chốt và “hàng hóa” còn đơn điệu.
Thực tế này đòi hỏi phải thành lập tổ chức hội nghề nghiệp nhằm cân bằng lợi ích giữa các lực lượng tham gia và kịp thời ứng phó trước những biến động bất lợi.
Theo ông Đào Việt ánh - Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ ở mức 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74% và Trung Quốc là 53%.
Có “chợ” nhưng chưa “xôm”
Cùng đó, “hàng hoá” trên thị trường vẫn còn đơn điệu và chủ yếu nằm ở khu vực trái phiếu Chính phủ, trong khi trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp còn giữ một tỷ lệ rất khiêm tốn.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhìn từ góc độ cấu trúc, hiện tại, trái phiếu của VDB chiếm 33%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm 4%, trái phiếu doanh nghiệp chỉ 10% và 53% thuộc về trái phiếu Chính phủ.
Trong khi trái phiếu doanh nghiệp được coi là kênh huy động vốn có rất nhiều thuận lợi so với phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng thì chỉ chiếm tỷ trọng 10%, rất nhỏ so với trái phiếu chính phủ (90%) thì ở các nước khác, tỷ trọng này lại cân đối hơn rất nhiều so với Việt Nam.
Đơn cử tỷ trọng lần lượt giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ ở Trung Quốc: 35% - 65%; Hàn Quốc: 51% - 49%; Singapore: 44% - 56%; Malaysia: 50% - 50%; Thái Lan: 33% - 67%.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Chủ tịch Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế trên là do chưa có một kế hoạch phát hành hoàn chỉnh, cách thức phát hành cũng chưa thuận lợi cho việc giao dịch trên thị trường.
Mặt khác, sự nghèo nàn của thị trường trái phiếu Việt Nam còn ở chỗ chưa có đầy đủ các lực lượng gồm nhà phát hành, nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành), nhà môi giới, các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức phát hành, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và đương nhiên là Hiệp hội thị trường trái phiếu.
Hiệp hội sẽ làm gì?
Trước thực tế này, ngay từ năm 2006, một nhóm gồm đại diện của 11 tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Deutsche Bank, Standrd Chartered Bank, Dragon Capital đã nhóm họp tại Hà Nội để hình thành ý tưởng thành lập Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam. Các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng rất tán đồng với kế hoạch này.
Ông Quỳnh chia sẻ: Để thị trường tài chính phát triển hoàn thiện phải phát triển song song 3 kênh huy động vốn: thị trường phát hành cổ phiếu - thị trường tín dụng ngân hàng - thị trường nợ (chủ yếu là thị trường trái phiếu). Ba thị trường này có tính chất khác hẳn nhau.
Thông thường, ở Việt Nam các ngân hàng thường bị kêu là cho vay trung dài hạn nhiều và dựa quá nhiều vào tín dụng, an toàn của ngân hàng không cao, dịch vụ kém, nguồn thu từ dịch vụ rất ít chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tín dụng.
Điều này không phải tại các ngân hàng mà là do lịch sử để lại, bởi doanh nghiệp không có kênh nào khác để huy động vốn ngoài ngân hàng. Đối với huy động từ chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu thì điểm yếu của việc huy động này là chi phí vốn cao và doanh nghiệp sẽ mất đi quyền kiểm soát nếu phát hành quá nhiều.
Chính vì vậy, khi kênh trái phiếu ra đời đã giúp cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn vừa dài hạn, vừa ổn định và có mức lãi suất cố định trong suốt thời gian phát hành.
Bởi vậy, Hiệp hội với vai trò trung gian, sẽ tập hợp ý kiến của các thành viên trên thị trường, xây dựng và thuyết phục ban hành bộ chuẩn thống nhất, nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường. Nhờ đó, lực lượng phát hành sẽ đa dạng, phong phú, cấu trúc thị trường không bị lệch, quy mô các lô phát hành sẽ lớn dần, hoạt động phát hành/giao dịch sẽ trên cơ sở bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Từ đó, các lực lượng tham gia trên thị trường sẽ tìm thấy sự đồng thuận và chia sẻ sâu sắc về mặt lợi ích và điều này thật hữu ích trước biến cố của thị trường như thời điểm các nhà đầu tư ngoại bán tháo trái phiếu vào năm 2008.
Ngoài ra, điều quan trọng khác là thông qua Hiệp hội, sẽ hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu để các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch định chính sách và các kế hoạch kinh doanh.
Thực tế này đòi hỏi phải thành lập tổ chức hội nghề nghiệp nhằm cân bằng lợi ích giữa các lực lượng tham gia và kịp thời ứng phó trước những biến động bất lợi.
Theo ông Đào Việt ánh - Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính, quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện chỉ ở mức 17% GDP, trong khi tỷ lệ này ở Thái Lan là 58%, Malaysia 82%, Singapore 74% và Trung Quốc là 53%.
Có “chợ” nhưng chưa “xôm”
Cùng đó, “hàng hoá” trên thị trường vẫn còn đơn điệu và chủ yếu nằm ở khu vực trái phiếu Chính phủ, trong khi trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu doanh nghiệp còn giữ một tỷ lệ rất khiêm tốn.
Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, nhìn từ góc độ cấu trúc, hiện tại, trái phiếu của VDB chiếm 33%, trái phiếu chính quyền địa phương chiếm 4%, trái phiếu doanh nghiệp chỉ 10% và 53% thuộc về trái phiếu Chính phủ.
Trong khi trái phiếu doanh nghiệp được coi là kênh huy động vốn có rất nhiều thuận lợi so với phát hành cổ phiếu, vay ngân hàng thì chỉ chiếm tỷ trọng 10%, rất nhỏ so với trái phiếu chính phủ (90%) thì ở các nước khác, tỷ trọng này lại cân đối hơn rất nhiều so với Việt Nam.
Đơn cử tỷ trọng lần lượt giữa trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ ở Trung Quốc: 35% - 65%; Hàn Quốc: 51% - 49%; Singapore: 44% - 56%; Malaysia: 50% - 50%; Thái Lan: 33% - 67%.
Theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Chủ tịch Diễn đàn Phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam, nguyên nhân của những hạn chế trên là do chưa có một kế hoạch phát hành hoàn chỉnh, cách thức phát hành cũng chưa thuận lợi cho việc giao dịch trên thị trường.
Mặt khác, sự nghèo nàn của thị trường trái phiếu Việt Nam còn ở chỗ chưa có đầy đủ các lực lượng gồm nhà phát hành, nhà đầu tư, các nhà cung cấp dịch vụ (tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành), nhà môi giới, các nhà cung cấp xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức phát hành, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan và đương nhiên là Hiệp hội thị trường trái phiếu.
Hiệp hội sẽ làm gì?
Trước thực tế này, ngay từ năm 2006, một nhóm gồm đại diện của 11 tổ chức tài chính hoạt động tại Việt Nam gồm BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, ANZ, Citibank, HSBC, Deutsche Bank, Standrd Chartered Bank, Dragon Capital đã nhóm họp tại Hà Nội để hình thành ý tưởng thành lập Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam. Các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cũng rất tán đồng với kế hoạch này.
Ông Quỳnh chia sẻ: Để thị trường tài chính phát triển hoàn thiện phải phát triển song song 3 kênh huy động vốn: thị trường phát hành cổ phiếu - thị trường tín dụng ngân hàng - thị trường nợ (chủ yếu là thị trường trái phiếu). Ba thị trường này có tính chất khác hẳn nhau.
Thông thường, ở Việt Nam các ngân hàng thường bị kêu là cho vay trung dài hạn nhiều và dựa quá nhiều vào tín dụng, an toàn của ngân hàng không cao, dịch vụ kém, nguồn thu từ dịch vụ rất ít chủ yếu dựa vào nguồn thu từ tín dụng.
Điều này không phải tại các ngân hàng mà là do lịch sử để lại, bởi doanh nghiệp không có kênh nào khác để huy động vốn ngoài ngân hàng. Đối với huy động từ chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu thì điểm yếu của việc huy động này là chi phí vốn cao và doanh nghiệp sẽ mất đi quyền kiểm soát nếu phát hành quá nhiều.
Chính vì vậy, khi kênh trái phiếu ra đời đã giúp cho doanh nghiệp huy động được nguồn vốn vừa dài hạn, vừa ổn định và có mức lãi suất cố định trong suốt thời gian phát hành.
Bởi vậy, Hiệp hội với vai trò trung gian, sẽ tập hợp ý kiến của các thành viên trên thị trường, xây dựng và thuyết phục ban hành bộ chuẩn thống nhất, nâng cao tính chuyên nghiệp của thị trường. Nhờ đó, lực lượng phát hành sẽ đa dạng, phong phú, cấu trúc thị trường không bị lệch, quy mô các lô phát hành sẽ lớn dần, hoạt động phát hành/giao dịch sẽ trên cơ sở bộ quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
Từ đó, các lực lượng tham gia trên thị trường sẽ tìm thấy sự đồng thuận và chia sẻ sâu sắc về mặt lợi ích và điều này thật hữu ích trước biến cố của thị trường như thời điểm các nhà đầu tư ngoại bán tháo trái phiếu vào năm 2008.
Ngoài ra, điều quan trọng khác là thông qua Hiệp hội, sẽ hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu để các nhà quản lý, quản trị doanh nghiệp lấy đó làm cơ sở hoạch định chính sách và các kế hoạch kinh doanh.