Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

8 mẹo giúp thay đổi công việc thành công

Gửi bàiĐã gửi: 26 Tháng 8 2007, 07:33
gửi bởi YTSTNews
Có rất nhiều công việc bạn có thể lựa chọn, nhưng bạn sẽ không thành công nếu không có sự yêu thích và niềm đam mê. Hơn nữa, khi lựa chọn một công việc, nếu bạn quyết định chỉ dựa trên sự thành công của một ai đó về lĩnh vực bạn quan tâm, chắc chắn bạn sẽ thất bại, đơn giản vì mỗi người đều có những kỹ năng và năng lực khác khác nhau.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy chán công việc hiện tại, hãy bắt đầu tìm kiếm một công việc khác. Nhưng để đảm bảo thành công trong sự nghiệp của mình, bạn cần chú ý:

1. Nhận ra điều mình muốn

Phân tích các kỹ năng, kinh nghiệm và năng lực bản thân. Kỹ năng nào nổi trội nhất? Kỹ năng nào có thể áp dụng cho công việc mới? Hãy ghi lại những điểm mạnh, điểm yếu của bạn và những công việc mà bạn yêu thích.

2. Lương chưa phải là hàng đầu

Các chuyên gia cho rằng tìm kiếm một công việc mới là tìm kiếm một sự thỏa mãn hơn so với công việc hiện tại, trong đó có những nhu cầu về lương bổng. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên bạn khi đang đầu tư cho sự nghiệp mới, hãy nghĩ rằng lương chưa phải là hàng đầu. Hãy đưa sự ham mê công việc lên hàng đầu, khi đó, bạn sẽ càng cảm thấy mình thành công.

3. Nghiên cứu lĩnh vực bạn quan tâm

Đọc các tạp chí thương mại, các bài báo hoặc các thông tin liên quan đến công ty bạn quan tâm. Tìm ra đâu là lĩnh vực bạn quan tâm nhất và xem xem chúng có phù hợp với bạn không.

4. Tạo các mối quan hệ càng sớm càng tốt

Hãy nói cho tất cả mọi người biết về lĩnh vực bạn quan tâm. Tham khảo và hỏi họ xem làm thế nào để có thể thành công trong lĩnh vực đó. Ngoài ra, bạn có thể tham gia vào các hiệp hội, các tổ chức để tạo ra các mối quan hệ. Đây là một kỹ năng quan trọng trước khi bạn gửi hồ sơ của mình tới bất kỳ công ty nào.

5. Tiếp cận với sếp tương lai

Trước tiên hãy quan sát và tìm hiểu công ty. Thậm chí nếu họ không chào đón thì họ cũng nhớ đến bạn và sự nhiệt tình của bạn. Bằng cách này, bạn sẽ có những cảm nhận tốt hơn về công việc, về công ty cũng như để công ty có cơ hội biết về bạn.

6. Xung phong làm ở một vị trí tạm thời

Việc này sẽ giúp bạn tìm hiểu về cơ cấu và tổ chức cũng như làm quen với môi trường văn hoá công ty. Hơn nữa bạn có thể nhanh chóng nhận ra công việc này có phù hợp với bạn hay không trước khi quyết định gắn bó với nó lâu dài.

7. Lĩnh vực nào cần đào tạo? Khả năng của bạn ra sao?

Nếu bạn còn thiếu những kỹ năng cần thiết, hãy hỏi mọi người xem bạn có thể phát triển chúng như thế nào. Có cần thiết phải đào tạo thêm không?

8. Viết CV

Hãy chắc rằng các kỹ năng nổi bật nhất trong CV của bạn là những điều mà công ty mới đang tìm kiếm. Dù bạn chưa có một kinh nghiệm nào trong lĩnh vực mới nhưng cũng không có nghĩa là bạn không có những kỹ năng cần thiết. Hãy đảm bảo rằng những gì bạn thể hiện trong CV sẽ chứng tỏ cho công ty thấy được bạn là một nhân viên có năng lực.

Theo VTV