ý tưởng một loại hình dịch vụ du lịch mới chưa từng có ở VN

Ideas need Cooperation & Investors ◄ Nơi bạn có thể quảng cáo các ý tưởng của bạn để kêu gọi đầu tư, hợp tác, cộng tác.

ý tưởng một loại hình dịch vụ du lịch mới chưa từng có ở VN

Gửi bàigửi bởi vantong » 02 Tháng 1 2011, 17:03

THƯ MỜI HỢP TÁC TRIỂN KHAI Ý TƯỞNG VỀ MỘT LOẠI HÌNH DỊCH VỤ MỚI


Kính gởi các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước
Theo Tổng cuc du lich, năm 2011 là năm tập trung mọi nguồn đầu tư, khai thác cho du lịch biển đảo. Du lịch biển đang trở thành một chiến lược phát triển của ngành du lịch nhằm tận dụng các cảnh quan và sinh thái vùng ven biển để phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương. Đây cũng là điều kiện lý tưởng để đưa loại hình dịch vụ du lịch mới đi vào hoạt động .
Sau khi đã ký kết hợp tác với công ty Luật, do bà LS Phạm Thị Nhung làm đại diện hai bên đã đạt được những thỏa thuận ban đầu như sau :
1/bà LS Phạm thị Nhung sẽ chịu trách nhiệm về mặt pháp lý. Xúc tiến thủ tục để dăng ký thành lập Công ty dịch vụ du lịch – giải trí- thể thao. Lập dự án đầu tư . Hoàn chỉnh kế hoạch bảo vệ bản quyền . Làm thủ tuc nhập khẩu con giống ( Dư tính đợt 01 sẽ mua 100 con giống, 70 con đực và 30 con cái )
2/ Với mong muồn sẽ có được sự hợp tác rộng rải của các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước chúng tôi sẽ công khai toàn bộ bản quyền ý tưởng “ Du nhập giống lạc đà về Việt Nam để làm dịch vụ -du lịch – giải trí”. Đã được Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả ngày 10 tháng 09 năm 2009. Ông phó cục trưởng Vũ Ngọc Hoan đã ký .
Để tránh mọi chuyện đáng tiếc có thể xảy ra sau này v/v vi phạm bản quyền , nhằm bảo đảm lợi ích của cả đôi bên. Đề nghị nếu các cá nhân, doanh nghiệp có ý định khai thác loại hình dịch vụ này ở các tỉnh thành trong phạm vi toàn quốc xin liên lạc với tôi dể đạt được thỏa thuận cùng khai thác bản quyền ý tưởng này
3/ Hai bên sẽ kết hợp tổ chức một chuyến khảo sát thực địa nhằm mục đích tìm được vị trí thích hợp để triển khai 02 dự án “Thung lũng lạc đà” và “ Ốc đảo lạc đà” . Ở 2 trong 3 tỉnh Bình Thuận (khu vực Mũi Né ). Khánh Hòa, Ninh Thuận ( khu vực Đồi cát Nam Cương ).
Rất mong được sự hơp tác của các bạn trong nhiều lĩnh vực như : Điều hành – Nhân sự - Tài chính – kinh doanh – chăn nuôi – trồng trọt ..v..v…
Trân trọng kính mời

Nguyễn văn Tòng
ĐT: 01656387397
Sửa lần cuối bởi vantong vào ngày 02 Tháng 1 2011, 17:09 với 1 lần sửa trong tổng số.
vantong
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 29 Tháng 12 2010, 09:46


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

ý tưởng một loại hình dịch vụ du lịch mới chưa từng có ở VN

Gửi bàigửi bởi vantong » 02 Tháng 1 2011, 17:04

Ý TƯỞNG VỀ MỘT LOẠI HÌNH DỊCH VỤ - DU LỊCH MỚI

Du nhập giống Lạc đà về Việt Nam để làm Dịch vụ - Du lịch - Giải trí


Giữa khung cảnh thiên nhiên và loài vật có mối tương giao rõ rệt. Vùng rừng núi có Voi, thảo nguyên có Ngựa. Ở Tây Nguyên người ta đã đưa hai loài này vào làm dịch vụ du lịch (DVDL). Voi ở bản Đôn đã trở thành biểu tượng của Đăklăk. Du khách rất thích thú khi ngồi trên lưng voi lội qua dòng sông Sê rê pôk thăm thú núi rừng hoang sơ hùng vĩ. Gần đây ở Huế Voi đã được đưa vào làm dịch vụ ở các khu di tích lịch sử với giá: Đi dạo từ 15 đến 20 phút 150.000 đồng, từ 25 đến 40 phút 300.000 đồng, đứng bên voi chụp ảnh 30.000 đồng/ kiểu. Xuôi về Đalạt Voi cũng đã có mặt ở khu du lịch Tuyền Lâm. Riêng loài Ngựa tập trung ở các điểm du lịch khác như: Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Than Thở, Dinh Bảo Đại,.... Du khách sẽ được cưỡi Ngựa nhàn tản dưới tán rừng thông ven hồ.
Và vùng sa mạc rất gắn bó với hình ảnh Lạc đà, sa mạc không có bóng dáng của lạc đà sẽ là một khiếm khuyết lớn. Thế tại sao ta không du nhập giống Lạc đà về Việt Nam để làm DVDL ở Miền Duyên Hải Trung Bộ và Nam Trung Bộ, mà địa điểm chính là ở vùng Đồi Cát Bay (ĐCB) nằm trải dài từ tỉnh Bình Thuận đến tỉnh Ninh Thuận với những điểm tham quan nổi tiếng như:
Đồi Cát Mũi Né (hay còn có tên gọi Tiểu Sa Mạc Cát Vàng)
Đồi Cát Lương Sơn huyền ảo (Tỉnh Bình Thuận)
Đồi Cát Nam Cương (Tỉnh Ninh Thuận)
Mỗi đồi cát đều có những nét đẹp độc đáo riêng của mình. Trong phút chốc trở thành dân du mục ngất nghễu trên lưng lạc đà chiêm ngưỡng nét đẹp kỳ thú của thiên nhiên khắc họa trên cát. Vùng tiểu sa mạc này không phẳng lì cô quạnh mà nó có núi, có biển, có cả những bàu nước trong mát, Sen nở rộ quanh năm. Hội đủ các yếu tố của một kỳ quan thiên nhiên hiếm có. Hàng tháng vào những đêm 14, 15, 16 (âm lịch) du khách có thể được ngắm ánh trăng huyền ảo trên sa mạc.
Hy vọng trong một tương lai gần Lạc đà sẽ là biểu tượng của tỉnh Bình Thuận. Một nét mới làm phong phú thêm loại hình dịch vụ du lịch. Nhưng đó cũng là điều cảnh báo, nhắc nhở mỗi chúng ta về việc bảo vệ môi sinh, môi trường, thêm phần yêu quý cây xanh và góp phần ngăn chặn hiểm họa sa mạc hóa đang ngày càng lan rộng.
(DV này có thể nhân rộng ở các khu du lịch, Huyện Đảo dọc theo miền Duyên Hải Việt Nam)
Để thực hiện ý tưởng này vấn đề quan trọng đầu tiên được đặt ra :
- Tại sao từ xưa đến nay ở Viêt Nam không có giống Lạc đà?
Các quốc gia cận sa mạc nằm sâu trong lục địa. Khi muốn trao đổi, mua bán hàng hóa với các nước láng giềng không có con đường nào khác buộc họ phải vượt qua sa mạc với phương tiện vận chuyển duy nhất:- Lạc đà. Xin đơn cử một vài ví dụ :- Taoudemi – Mali là một mỏ muối nằm giữa sa mạc, từ thế kỷ XV để cung cấp muối cho thành phố Tombouctou những người dân của bộ lạc Be ra bich đã dùng lạc đà để vận chuyển muối vượt qua quãng đường dài 750 km. Một ví dụ khác CON ĐƯỜNG TƠ LỤA dài 7000 km là một hệ thống các con đường giao thương buôn bán nối liền từ Châu Á đến Châu Âu mà phương tiện vận chuyển chính vẫn là lạc đà. Nên ở các vùng miền này Lạc đà được nuôi dưỡng với số lượng lớn.
Còn ở Việt Nam, nhìn trên bản đồ khu vực Đồi Cát Bay (ĐCB) có vị trí địa lý rất thuận lợi với đường bộ và đường thủy. Người dân không có nhu cầu phải vượt qua vùng hoang mạc. Nên nuôi lạc đà là không cần thiết. Nhưng ngày nay ngành du lịch đang trên đà phát triển nhu cầu giải trí rất cần thiết cho mọi đối tượng. Đây là thời điểm tốt nhất để đưa Lạc Đà vào làm dịch vụ.
- Vậy Lạc đà có thể sống được ở khu vực (ĐCB) Bình Thuận hay không?
• Xét về mặt địa lý điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở các vùng hoang mạc đều có những điểm tương đồng giống nhau: khô hạn, gió, cát và nhiệt độ cao. Nhưng ở vùng ĐCB khí hậu không khắc nghiệt như những vùng hoang mạc khác trên thế giới, nhiệt độ giữa ngày và đêm không có sự chênh lệch quá lớn, ban ngày nhiệt độ tương đồng. Mùa hè ở Bắc Phi từ 34oC - 40,7oC còn ở Đồi cát Nam Cương 34 oC - 38oC ... Về đêm không khí dịu mát (khoảng 20oC). Lạc đà không phải chịu đựng cái lạnh dưới 0oC. Điều này rất thuận lợi trong việc chăn nuôi phát triển loài lạc đà.
• So với các loài đông vật móng guốc khác như: Trâu, bò, ngựa…v..v… Ngoài khả năng nhịn đói, chịu khát chúng còn có khả năng vượt trội: tự biến đổi thân nhiệt cơ thể cho phù hợp với nhiệt độ bên ngoài. Nhờ đó chúng đã có mặt, phân bố rộng rãi ở nhiều quốc gia và nhiều châu lục (Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, Châu Úc).
- Hình thức khai thác dịch vụ:
1. Cưỡi Lạc đà: Mở Tour “Hành trình xuyên Sa mạc”. Bình thường 1 giờ lạc đà đi được 5,5km, chở nặng 270 kg. Tùy theo thời gian do khách chọn (Tour 1 giờ, 2 giờ hoặc nhiều hơn). Cần khảo sát mở tuyến cho phù hợp với thời gian đi và về.Yêu cầu khách phải được ngắm trọn vẹn khung cảnh với những góc độ đẹp nhất.
2. Đua Lạc đà trong các kỳ lễ hội: Loại hình này cũng đã có từ lâu trên thế giới, rất phổ biến ở các nước Ả Rập, Australia, Đức. Ở Australia có cuộc đua Spring camel Cup diễn ra hàng năm từ năm 1970 đến nay. Tháng 8 hàng năm, ở Ấn Độ và các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất - UAE vẫn thường xuyên tổ chức các cuộc đua lạc đà. Thí sinh tham dự mặc áo trắng disdasha, đầu quấn khăn xếp kaffiyeh. Trong các kỳ Festival biển có thể tổ chức các cuộc đua, chọi lạc đà (là một trong những môn thể thao kỳ lạ nhất trên thế giới, lễ hội chọi lạc đà vừa diễn ra tại bãi biển Pamucak – Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 28/7/2009. Trước đó một ngày đã có cuộc diễu hành của lạc đà trên các đường phố) nhưng cũng cần cẩn trọng với mức độ an toàn.
3. Hóa trang chụp ảnh: Ở các miền sa mạc, cận sa mạc như Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp…v..v… Mỗi dân tộc đều có những trang phục và cách phục sức riêng rất đẹp du khách có thể chọn lựa và hóa trang tùy thích.
4. Kết hợp với các dịch vụ trên mở nhà hàng đặc sản :
Trong thời gian nuôi dưỡng lạc đà còn sinh sản, cho ta sữa và thịt. Để có được đàn lạc đà khỏe, đẹp, thuần tính đương nhiên phải có sự chọn lọc loại bỏ một số con không đạt tiêu chuẩn . Theo nhận định của một số chuyên gia về ẩm thực cho biết thịt lạc đà khá ngon, hàm lượng chất béo thấp, cholesterol thấp nên dễ tiêu hóa, đặc biệt với hương vị lạ, dễ chế biến. Các món như:
- Lẩu bướu lạc đà.
- Thịt lạc đà cuộn rau củ nướng.
- Thịt lạc đà cuốn bánh tráng.
- Thịt lạc đà hầm nấm, đùi gà...v.v...
Sau khi cưỡi lạc đà đi dạo, chắc hẳn không ít du khách muốn nếm thử xem hương vị thịt lạc đà nó như thế nào. (Lạc đà trưởng thành dài 3m cao 1,8m -2,1m cân nặng 450kg đến 680 kg sống thọ được 25 năm )
• Sữa lạc đà: Người dân ở châu Phi đã giảm đói nghèo nhờ nuôi lạc đà lấy sữa. Các nhà nghiên cứu cho biết hệ miễn dịch của lạc đà gần giống với loài người, vì vậy sữa lạc đà ít gây dị ứng hay các bịnh về tiêu hóa. Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm từ sữa lạc đà, sô cô la, pho mát, kem và sữa chua.
Trong các loài động vật móng guốc có lẻ lạc đà là loài động vật cống hiến cho loài người nhiều hơn cả , thậm chí lông và nước tiểu của lạc đà người ta cũng không bỏ.
ƯỚC TÍNH CON SỐ THU NHẬP :
Giá Lạc đà phục vụ 1 giờ là 200.000đ/người và 300.000đ với 2 người đi chung. Trong một ngày (8 tiếng) một con Lạc đà có thể làm ra được 1.600.000đ.
Hoặc tính theo số khách tham gia dịch vụ.
Trên báo Du Lịch & Giải trí - Số 34 -Tháng 05/2009 có bài viết:
MŨI NÉ NẰM TRONG TOP 20 ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội du lịch thông báo nhân Đại Hội nhiệm kỳ 3: 2009 - 2010, diễn ra tại du lịch Sài Gòn - Mũi Né vừa qua.
Trong 2 năm qua, lượng khách đến Bình Thuận ngày càng đông với hơn 3 triệu 800 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế chiếm hơn 10%. Riêng năm 2008 đón gần 2 triệu lược khách (195.500 quốc tế) với tổng doanh khoảng 1.424 tỷ đồng.
Trên báo Thanh Niên số 111 (4868) thứ ba ngày 21 Tháng 4 năm 2009 có bài viết:
Ngày 20 tháng 4 tin từ Chủ Tịch Hiệp Hội Du Lịch Bình Thuận Ông Nguyễn Văn Khoa, theo khảo sát Tạp Chí Du Lịch Quốc tế. Mũi Né hiện là một trong 20 điểm Du Lịch Biển nổi tiếng nhất trên thế giới. Dự kiến trong năm 2009 dù có những biến động về kinh tế nhưng ngành Du Lịch Bình Thuận vẫn thu hút khoản 2.2 triệu lượt du khách, trong đó có khoản 200.000 du khách quốc tế. Mũi Né của Bình Thuận hiện được tôn vinh là “thủ đô” resort của VN với gần 80 Resort từ 2-4 sao
Một thông tin gần đây nhất của chương trình truyền hình VTV2 “Việt nam trong lòng bè bạn” phát sóng lúc 6h30 ngày 30 tháng 03 năm 2010,phát lại lúc 16h30 ngày 5 tháng 04 năm 2010 cho biết trong năm 2009 đã có 3.000.000 lượt khách đến Mũi Né Bình Thuận .
Với những con số thống kê trên. Nếu bình quân mỗi năm có 1 triệu du khách (Chỉ ước tính 50% theo số thống kê) thuê Lạc đà với thời gian 01 giờ thì con số thu nhập sẽ là:
1.000.000 khách x 200.000đồng = 200.000.000.000 đồng (hai trăm tỉ đồng)
(Đây chỉ là ước tính của 1 điểm, chưa tính lượng khách ở địa phương và dịch vụ hóa trang chụp ảnh)
Loại hình DVDL này có nhiều ưu điểm vượt trội:
• Đầu tư thấp nhưng thu nhập siêu lợi nhuận
• Mới, lạ, an toàn, bền vững.
Lập dự án nhập Lạc đà về Việt Nam để làm dịch vụ du lịch đem lại lợi ích chung cho cộng đồng, làm phong phú thêm loại hình dịch vụ du lịch. Thu hút được nguồn khách trong và ngoài nước, tăng thu nhập cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Mũi Né – Bình Thuận nói riêng.
Ý TƯỞNG NÀY ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN, KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG NẾU CHƯA ĐƯỢC SỰ ĐỒNG Ý CỦA TÁC GIẢ.

LẬP XONG Ý TƯỞNG NGÀY: 30.08.2009
Người lập ý tưởng: Nguyễn văn Tòng
Chứng Minh Nhân Dân số: 250041930
Cấp tại: Đà Lạt Ngày 03 tháng 03 năm 2008
Địa chỉ: 11/2 Khe sanh, P10, Đà Lạt, Lâm Đồng.
ĐTNR: 0633.813596 - ĐTDĐ: 01656387397
Email: vantongcayxanh@yahoo.com.vn
Đà Lạt, Ngày 30 Tháng 08 năm 2009
Người lập ý tưởng


Nguyễn Văn Tòng
vantong
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: 29 Tháng 12 2010, 09:46


Quay về Sàn ý tưởng, kêu gọi hợp tác, đầu tư

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến15 khách