Tuy nhiên, tập quán xưa đang bắt đầu biến mất khi gương mặt hình xăm của phụ nữ giờ chỉ còn ở một nhóm người “xưa nay hiếm”.
Ở tuổi 98, cụ bà Lape Nannie sợ rằng cái chết của cụ có thể xoá đi những ký ức về một hình ảnh bí mật: hình xăm màu xanh xẫm được châm lên mặt khi cụ còn là một đứa trẻ.
Cụ Lape Nannie là 1 trong 38 phụ nữ hiện vẫn còn giữ hình xăm trong cộng đồng thiểu số Dulong, từng nổi tiếng với tên gọi là “bộ tộc xăm mặt”.
Các chuyên gia cho biết, nhóm các phụ nữ mang hình xăm độc đáo tại thung lũng sông Dulong ở tỉnh Vân Nam thuộc tây nam Trung Quốc đang giảm đi nhanh chóng so với con số 60 người vào năm ngoái.
Cụ Nannie nói: “Tôi hi vọng những người khác sẽ vẫn nhớ những con bướm trên mặt chúng tôi sau khi qua đời”.
Nhìn kỹ gương mặt cụ Nannie sẽ thấy hình xăm hai bên má giống như cánh của một con bướm, mũi giống như mình bướm trong khi trán giống như những chiếc râu. Người phụ nữ nhỏ bé, chỉ cao khoảng 1,5m và nặng không quá 35kg, có 6 người con, người trẻ nhất trong số này đã 48 tuổi. Cuộc đời lao động nhọc nhằn đã khiến cụ Nannie bị đau lưng và đau dạ dày nhưng mắt thì vẫn còn sáng rõ so với tuổi.
Cụ Lape Nannie không nhớ khi nào và tại sao lại có hình xăm trên gương mặt. Tất cả những gì cụ còn nhớ là cảm giác đau buốt. “Tôi đã ở đó với 2 cô gái khác trong làng. Tất cả chúng tôi đã khóc nức nở”. Hai người phụ nữ kia đã qua đời trong 2 năm qua.
Peng Yiliang, một chuyên gia văn hoá thiểu số của Bộ Văn hoá Trung Quốc, cho biết phụ nữ Dulong thường bị xăm mặt khi bước sang tuổi 12 hoặc 13 để đánh dấu tuổi dậy thì của các cô gái trẻ.
Giới chuyên gia hiện nay vẫn tranh cãi rằng liệu các hình xăm trên có được xem là đẹp trong thời xa xưa hay không. Ông Peng nói: “Một số người cho rằng hình xăm khiến phụ nữ đẹp hơn. Những người khác lại nói người ta làm vậy để phụ nữ bớt hấp dẫn đi để không bị ai bắt cóc”.
Người Dulong thường xăm hình con bướm vì họ tin rằng các linh hồn của người chết được cho là nhập vào bướm. Hình xăm được châm lên mặt của các cô gái, sử dụng kim tre và một loại mực được làm từ tro và rễ trầu không. Quá trình xăm thường mất từ 7-8 tiếng và các cô gái không được rửa mặt trong vòng ít nhất 5 ngày để giữ hình xăm không bị thay đổi.
Kể từ năm ngoái, giáo sư Peng, người có thể nói 6 thổ ngữ trong đó có tiếng Dulong, đã thu thập dữ liệu về 61 phụ nữ xăm mặt với hi vọng để bảo tồn văn hoá độc đáo này. Nhiều người trong số này đã qua đời và người sống thọ nhất trên 100 tuổi.
Sinh năm 1953, cô Dong Cuilian là một trong những phụ nữ trẻ nhất bị xăm hình trên mặt. Không giống các phụ nữ khác bị giam trong thung lũng sông Dulong, cô đã chuyển tới một thành phố Côn Minh để quảng bá với mọi người về văn hoá Dulong. Cô Cuilian đã tham gia Triển lãm Dân tộc tổ chức tại Đài Loan năm 2000 và cũng tới thăm Nhật Bản.
Giáo sư Peng cho biết, hình xăm trên mặt, bị xoá bỏ từ năm 1967, là “hoá thạch sống” để nghiên cứu nguồn gốc của cộng đồng thiểu số Dulong và văn hoá độc đáo của bộ tộc này. Dulong là nhóm dân tộc ít người nhất trong 56 dân tộc thiểu số của Trung Quốc. Theo số liệu công bố năm 2000, chỉ còn khoảng 7.200 người Dulong hiện đang sinh sống trên khắp cả nước.
Yang
Tuy nhiên, giáo sư Peng thì khẳng định: “Tục lệ đó không nên biến mất khỏi lịch sử loài người. Chúng ta phải sử dụng các thiết bị và công nghệ hiện đại để bảo tồn những hình ảnh của họ”.
VTH
Theo Xinhua