Dự án “Bức tường thế giới”
Thế giới biết đến những biểu tượng bức tường mang ý nghĩa tiêu cực: Bức tường
Trên các tấm panô bằng đá granit có chiều cao 3,5m trải dài trên diện tích 47 hécta, 4 tác giả dự định khắc tên 65 triệu người trên khắp hành tinh, tức 1% dân số thế giới. Để được khắc tên trên Bức tường thế giới, mỗi người sẽ phải chi 5 euro (tương đương 200.000 đồng).
Bốn đồng tác giả, Ansis Lipenitis (25 tuổi), chủ một công ty kinh doanh qua mạng Internet, Gints Celajs (25 tuổi), nhân viên bất động sản cùng anh trai Girt (26 tuổi) làm việc trong một công tư đầu tư tài chính và họa sĩ thiết kế Martins Vavere (40 tuổi) đã cho ra mắt kế hoạch độc nhất vô nhị của thế giới trên. Theo các cha đẻ của dự án, nếu hoàn thành, nó sẽ được coi như “kỳ quan thứ 8” của thế giới. Bước đi đầu tiên của dự án là tổ chức các hội nghị doanh nhân của Lettonia nhằm giới thiệu chiến lược phát triển và quảng bá dự án.
Để dự án có thể đến được với thế giới và tạo sức thuyết phục đối với công chúng, bốn tác giả đã xây dựng một trang web walloftheworld.org. Bất cứ ai khi truy cập vào đây đều có dịp được chiêm ngưỡng dự án bức tường trong không gian 3 chiều, ghi tên hay tra cứu danh sách những người đã đặt chỗ khắc tên. Dưới sự bảo trợ của Hội chữ thập đỏ quốc tế, toàn bộ số tiền thu được sẽ được chuyển cho cơ quan này nếu dự án không được tiến hành đúng thời hạn.
Báo chí Lettonia từng bàn luận rôm rả về dự án này. Một số tờ báo gọi 4 tác giả là “các nhà đầu cơ”, số khác đặt tên là “những kẻ điên” nhưng cũng không thiếu những người ủng hộ. Tích cực nhất là ông trùm quảng cáo Eriks Stendzenieks, một khách hàng của Bức tường thế giới, bởi theo ông: “Những ý tưởng tuyệt vời nhất là những ý tưởng điên rồ nhất”.
Từ hai năm nay, họ đã dành hết thời gian, công sức và tiền bạc cho dự án, thậm chí là cầm cố cả nhà cửa. Năm 2005, bộ tứ này tình cờ đọc cuốn “100 kỳ quan thế giới” và nhận thấy, tất cả các công trình này được thực hiện dưới danh nghĩa một hệ thống chính trị hay một vị hoàng đế. Nói cách khác, chúng được xây dựng với mục đích tôn vinh một cá nhân hay một sự kiện nào đó. Mục đích đó không xấu, nhưng các công trình này không hề đả động đến những người đã xây nên chúng và người ta không thể biết rõ có bao nhiêu nô lệ đã phải vùi xương trong các công trường.
Xuất phát từ ý nghĩ đó, bốn người quyết định xây dựng một dự án lấy ý tưởng từ công viên giải trí sinh thái
Anh Girt cho biết: “Dự án chuỗi đảo nhân tạo ở
Kể từ ngày khai trương 19/4, đã có gần 4.000 người trên khắp thế giới đăng ký được khắc tên tại đây.
Ngọc Nhàn
Theo CI