Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

9 điều ít biết về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos

Gửi bàiĐã gửi: 17 Tháng 7 2010, 08:01
gửi bởi YTSTNews
(Dân trí) - Hàng nghìn lãnh đạo và đại diện nhiều nước hôm qua đã nhóm họp tại thành phố Davos (Thụy Sĩ) để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới kéo dài 5 ngày. Diễn đàn này đã diễn ra suốt 40 năm qua, nhưng có 9 điều ít người biết về sự kiện này.



Các nhà lãnh đạo thế giới gặp nhau để thảo luận về kinh tế toàn cầu và các vấn đề khác

1.5 ngày hoặc 1 ngày: Các lãnh đạo thời hiện đại khó có thể bỏ ra năm ngày để tham dự diễn đàn, nhiều người chỉ tham gia một hay hai ngày. Nhưng hội nghị Davos đầu tiên được tổ chức vào thời điểm ít bận rộn hơn và kéo dài hai tuần.

2. “Diễn đàn Quản lý châu Âu”: Đây có thể là diễn đàn Davos thứ 40 nhưng tên gọi Diễn đàn Kinh tế Thế giới trẻ hơn nhiều. Sự kiện này được gọi là Hội nghị Quản lý châu Âu và cho tới tận năm 1987 vẫn được gọi là Diễn đàn Quản lý châu Âu.

3. Nhầm số: Người thành lập diễn đàn Klaus Schwab có thể là người duy nhất dập máy cuộc gọi của một tổng thống Pháp. Hồi những năm 1970, Schwab đề nghị thư ký gọi "Ông Giscard d'Estaing". Người mà ông muốn nói chuyện là Olivier Giscard d'Estaing, người phụ trách Trường Kinh doanh Insead. Nhưng thư ký của ông lại gọi đến điện Elysee và người ta nối máy cho ông Schwab nói chuyện thẳng với Tổng thống Valery Giscard d'Estaing. Khi nghe thấy giọng nói đặc trưng của tổng thống, ông Schwab phát hoảng và dập điện thoại.

4. Trung Quốc trỗi dậy: Trung Quốc luôn luôn là đề tài lớn tại diễn đàn. Đoàn đại biểu Trung Quốc đầu tiên tới Davos từ năm 1979, ngay khi những cải cách kinh tế của Trung Quốc vừa mới bắt đầu.

5. Nhạc trưởng: Cựu Thủ tướng Anh Edward Heath đã xuất hiện tại diễn đàn trong vai một nhạc trưởng, chỉ huy Dàn nhạc Thính phòng Zurich tại buổi hòa nhạc từ thiện năm 1979. Mặc dù vậy, nhiệm vụ chính của ông năm đó là chủ tịch diễn đàn.

6. Ý tưởng: Các thảo luận Davos luôn chứa đầy các ý tưởng và một số đã thành hiện thực. Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ kết nối Mỹ, Canada và Mexico bắt đầu từ ý tưởng tại một cuộc họp không chính thức giữa các nhà lãnh đạo chính trị tại Davos.

7. Kiến tạo hòa bình: Cựu Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Turgut Ozal nói rằng nhờ Davos mà Thổ Nhĩ Kỳ đã không gây chiến với Hy Lạp. Khi căng thẳng giữa hai bên gia tăng hồi năm 1987, chiến tranh đã không nổ ra vì ông Ozal đã gặp người đồng nhiệm của Hy Lạp Andreas Papandreou một năm trước ở Davos và tin rằng ông là người đáng tin cậy.

8. Ngôi sao: Davos luôn có sự xuất hiện của những người nổi tiếng nhưng các sao Hollywood và ngôi sao nhạc rock trong đó có Angelina Jolie, Bono và Richard Gere chỉ mới tham dự diễn đàn mới đây. Một trong những ngôi sao sớm của Davos là cây violin và chỉ huy dàn nhạc nổi tiếng Yehudi Menuhin.

9. Lãnh đạo cường quốc số 1 – lúc ẩn lúc hiện: Ronald Reagan vài lần tham gia Davos - nhưng chỉ qua đường truyền video. Tổng thống đương quyền đầu tiên của Mỹ tham gia Davos là Bill Clinton tại kỷ niệm lần thứ 30 của diễn đàn vào năm 2000. Ông là khách thường xuyên của diễn đàn từ đó tới nay.

Việt Hà
Theo BBC
Sưu tầm từ dantri