Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Vì sao Trung Quốc vượt trội về thành tích học tập?

Gửi bàiĐã gửi: 08 Tháng 11 2011, 14:21
gửi bởi Zelda
(Dân trí) - Thành tích giáo dục của Trung Quốc, ít nhất là ở các thành phố như Thượng Hải và Hồng Kông, dường như cũng “ngoạn mục” như tốc độ phát triển kinh tế nhanh đến chóng mặt của nước này, vượt xa nhiều nước phát triển. Đằng sau thành công này là gì?

Người ta đã phải rướn mày khi kết quả của cuộc kiểm tra toán, khoa học và đọc quốc tế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)- cuộc kiểm tra của Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (Pisa), được công bố. Thượng Hải, lần đầu tiên tham gia, nhưng về nhất ở tất cả ba môn.

 

Trong khi đó, Hồng Kông, vốn đạt kết quả tốt trong suốt một thập kỷ cuối cùng dưới sự cai trị của Anh, đạt kết còn tốt hơn nữa. Trong bảng xếp hạng toàn cầu, Hồng Kông đứng thứ 4 về đọc, thứ 2 trong môn toán và thứ 3 ở môn khoa học.

 

Hai thành phố này (không có xếp hạng quốc gia ở Trung Quốc) đã vượt xa các hệ thống giáo dục hàng đầu trên khắp thế giới.

 

Kết quả ở Bắc Kinh, mặc dù chưa được công bố, không xuất sắc như Thượng Hải và Hồng Kông, “nhưng vẫn rất cao”, Andreas Schleicher, giám đốc thống kê và các chỉ số giáo dục của OECD cho hay.

 

Còn Cheng Kai-Ming, giáo sư giáo dục tại đại học Hồng Kông, người liên quan mật thiết tới các cuộc kiểm tra ở Hồng Kông và Thượng Hải, cho rằng kết quả đạt được là do “sự tận tụy, lòng hiếu học mà một số nền văn hóa khác không có”.

 

Những kỳ thi gắt gao

 


Một Trung Quốc đang thay đổi: Chiến binh đất nung trở thành cầu thủ tennis ở Thượng Hải.
Hơn 80% học sinh trung học ở Thượng Hải học thêm ngoài giờ. Các em có thể dành thêm 3-4 tiếng nữa mỗi ngày để làm bài tập về nhà, dưới sự giám sát chặt chẽ của cha mẹ.

 

Sự siêng năng, chăm chỉ này cũng phản ánh được mức độ cạnh tranh khốc liệt trong các kỳ thi vào đại học. “Không phải tất cả các bậc cha mẹ ở Trung Quốc là “những bà mẹ hổ””, giáo sư Cheng khẳng định. “Nhưng rõ ràng là họ đã rất tận tụy đối với việc học hành của con cái”.

 

Và dĩ nhiên cả hai thành phố cởi mở và hướng ngoại này đều đặt ra mục tiêu lớn cho giáo dục, sẵn sàng đón nhận phương thức giáo dục tốt nhất từ khắp thế giới để được thành công. Ở Hồng Kông, giáo dục chiếm hơn 1/5 tổng chi tiêu của chính quyền mỗi năm.

 

Dưới khẩu hiệu “thành phố hàng đầu, giáo dục hàng đầu”, Thượng Hãi đã nâng cấp trang thiết bị một cách có hệ thống, nâng cấp các trường và đổi mới chương trình giảng dạy trong suốt một thập niên qua.

 

Thành phố này cũng đã thoát khỏi hệ thống “các trường điểm”, chỉ tập trung nguồn lực vào những học sinh top đầu và các trường có tiếng. Thay vào đó, giáo viên được đào tạo phương pháp giảng dạy có tính tương tác lớn hơn, trong khi máy tính được khai thác.
 

Trường kiểu mẫu

 

Các trường học của Thượng Hải giờ đây là kiểu mẫu cho cả nước. Khoảng 80% học sinh tốt nghiệp phổ thông ở Thượng Hải vào được đại học, so với con số trung bình 24% của cả nước.

 

Trong khi đó, một Hồng Kông năng động đã bị buộc phải cải tiến giáo dục khi các ngành ở đây chuyển tới những khu vực có chi phí rẻ hơn ở Đại lục vào những năm 1990. Sự sống còn của Hồng Kông, với tư cách là trung tâm quản lý và dịch vụ của Trung Quốc, phụ thuộc vào khả năng nâng cao kiến thức và kỹ năng.

 

Trong suốt một thập niên qua, Hồng Kông tập trung vào nâng cao trình độ và thu hẹp khoảng cách hay “nâng sàn” cho tất cả các học sinh, theo như báo của của các nhà tư vấn quản lý McKinsey. Báo cáo với tự đề “Hệ thống trường học tân tiến nhất thế giới tiếp tục tiến lên như thế nào”, xếp hệ thống giáo dục của Hồng Kông nằm trong hàng tốt nhất thế giới.

 

Nhưng các trường học ở Hồng Kông hiện đang trải qua một cuộc cải cách khổng lồ khác, bỏ bớt năm cuối trung học và thay vào đó tiến tới bằng đại học học 4 năm từ năm 2012, để cho giống với các trường ở Đại lục. Bỏ mô hình giáo dục của Anh là một canh bạc và không ai biết nó sẽ “chơi” như thế nào xét về mặt chất lượng.

 

Giáo viên “đỉnh”

 

Thành tích của Thượng Hải

Đứng đầu trong bảng xếp hạng trường học toàn cầu của OECD trong các môn đọc, toán và khoa học

Thành phố 21 triệu dân, chiếm 1% dân số Trung Quốc, nhưng tạo ra 12,5% thu nhập cả nước

84% trẻ em học cao học

80% học sinh học thêm

Có hơn 200.000 người nước ngoài ở Thượng Hải, thường là người Nhật, Mỹ và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, Hồng Kông tự tin vì họ có nền tảng vững chắc, khó lay chuyển. “Vào cuối những năm 1990, chúng tôi không tập trung chuyên môn nào. Nhưng nếu chúng tôi muốn đạt được thành tích cao, học chuyên là điều rất quan trọng đối với trường trung học”,  Catherine KK Chan, phó thư ký giáo dục của chính quyền Hồng Kông cho hay.

 

Giống như Singapore, Hồng Kông giờ đây tuyển giáo viên từ top 30% sinh viên tốt nghiệp. Ngược lại, theo OECD, Mỹ lại tuyển dụng từ nhóm 1/3 từ dưới.

 

Thượng Hải tuyển giáo viên ở top rộng hơn 30%, tuy nhiên, họ đã là nhóm chọn rồi.
 

Thượng Hải chọn người sống và làm việc cho thành phố qua hệ thống hộ khẩu thường thấy của Trung Quốc, chỉ cho phép những người giỏi nhất và sáng giá nhất trở thành dân của thành phố này, để được tiếp cận với công việc và trường học ở đây.

 

“Trong suốt 50 năm Thượng Hải đã quy tụ được nhân tài, tinh hoa của tinh hoa ở Trung Quốc, khiến họ có một lợi thế lớn”, Ruth Heyhoe, từng là người đứng đầu Viện giáo dục Hồng Kông, và nay đang làm việc tại đại học Toronto cho hay.

 

Trẻ em nhập cư

 

Schleicher cho rằng đào tạo giáo viên đóng góp một phần cho thành công của Thượng Hải, với giáo viên giỏi hơn hướng dẫn giáo viên ở các trường thấp hơn, để nâng cao chất lượng trong toàn thành phố.

 
“Điều ấn tượng về Thượng Hải là có sự thay đổi khá lớn về xã hội –kinh tế ở học sinh, song sự thay đổi này không diễn ra ở kết quả Pisa”, Schleicher cho hay. “Một số người thậm chí còn gợi ý chúng tôi không nên tính cả số dân nhập cứ khá lớn của Thượng Hải. Khoảng 5,1% là người nhập cư từ các vùng nông thôn. Dĩ nhiên là cũng bao gồm cả con cái họ.”

 

Năm ngoái Thượng Hải tuyên bố trở thành thành phố đầu tiên của Trung Quốc cung cấp giáo dục miễn phí cho tất cả trẻ em nhập cư. Năm nay, lần đầu tiên, trẻ nhập cư vượt số trẻ em sinh ra ở Thượng Hải trong các trường tiểu học công lập, chiếm 54%.

 

Giáo sư Cheng đồng ý rằng kết quả Pisa phản ánh phần rộng lớn hơn. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em nhập cư dưới 15 tuổi, tuổi tham gia vào các cuộc kiểm tra quốc tế. Đây cũng là tuổi chuyển lên trung học phổ thông.

 

“Nếu các em muốn được vào các trường trung học phổ thông ở thành phố, kết quả sẽ phải rất khác”, giáo sư Cheng cho hay.

 

Thậm chí hiện nay, “ở mức độ nào đó, nơi người ta sinh ra sẽ quyết định phần lớn cơ hội thành công trong học tập của họ”, Gu Jun, giáo sư khoa học xã hội tại đại học Thượng Hải nhận định. Xã hội của họ đang thay đổi nhanh chóng và đối với cả Thượng Hải và Hồng Kông, leo lên vị trí đứng đầu dễ hơn là giữ được vị trí này.

 

Phan Anh

Theo BBC

Sưu tầm từ dantri