Để giáo dục có được vị trí hàng đầu

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Để giáo dục có được vị trí hàng đầu

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 13:10

(Dân trí) - Một câu hỏi đặt ra: các nước thành công trong giáo dục có điểm gì chung? Tuy nhiên, câu trả lời lại có vẻ gây nhiều ngạc nhiên. Không chi nhiều tiền hơn…

Tổ chức nghiên cứu giáo dục độc lập McKinsey đã công bố một bản báo cáo, trong đó  phân tích những vấn đề còn tồn tại của giáo dục Anh cũng như đưa ra những khuyến nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng. Nhiều chi tiết trong bản báo cáo này có thể là kinh nghiệm có ích với Việt Nam.

 

Theo McKinsey, có 3 việc mà các trường cần thực hiện: tuyển giáo viên giỏi nhất, chọn ra những người giỏi nhất trong số giáo viên, và “can thiệp” khi sinh viên bắt đầu có dấu hiệu “xuống dốc” và tụt lại. Nếu những ý tưởng này được thực hiện một cách nghiêm túc, nền giáo dục sẽ thay đổi một cách cơ bản.

 

Bắt đầu với việc tuyển giáo viên tốt nhất

 

Chất lượng của hệ thống giáo dục không thể vượt quá chất lượng của giáo viên đang giảng dạy trong hệ thống.

 

Các nghiên cứu tiến hành ở Tennessee và Dallas cho thấy, nếu chọn một số các học sinh có khả năng trung bình và giao cho các giáo viên nằm trong nhóm 5 giáo viên giỏi nhất, các em sẽ nằm trong nhóm 10% học sinh xuất sắc nhất.

 

Ngược lại nếu giao số học sinh này cho các giáo viên thuộc nhóm 5 giáo viên cuối bảng xếp hạng, các em học sinh sẽ nằm trong tốp học sinh có kết quả học tập tồi nhất. Chất lượng giáo viên ảnh hưởng nhiều nhất đến thành tích của học sinh.

 

Tuy vậy, hầu hết hệ thống các trường vẫn chưa nỗ lực tuyển chọn giáo viên tốt nhất.

 

Việc phản đối tiến hành các thay đổi lớn một phần vì thiếu tiền (chính phủ lo ngại không thể có đủ ngân sách cho việc này), và một phần vì các mục tiêu khác đang được thực hiện.

 

Gần đây, hầu hết các nước giàu đang tìm cách giảm quy mô lớp học.

 

Nhưng nếu mọi điều kiện khác tương tự nhau, thì lớp học quy mô nhỏ hơn có nghĩa là cần nhiều giáo viên hơn, trong khi quỹ tiền lương vẫn không đổi, nên kết quả là mức lương sẽ thấp hơn và tính chuyên nghiệp cũng thấp hơn.

 

McKinsey cho rằng hệ thống giáo dục hoạt động tốt nhất thường cố gắng thu hút những người giỏi nhất. Ở Phần Lan, tất cả giáo viên mới phải có bằng Thạc sĩ. Hàn Quốc tuyển dụng giáo viên trường tiểu học từ 5% số sinh viên tốt nghiệp hàng đầu, trong khi Singapore và Hồng Kông tuyển dụng từ 30% số sinh viên tốt nghiệp hàng đầu.

 

Việc tuyển dụng được thực hiện một cách rất đáng ngạc nhiên. Có thể bạn nghĩ rằng các trường sẽ đưa ra mức lương càng cao càng tốt, cố gắng thu hút một lượng lớn ứng cử viên và sau đó chọn ra những người giỏi nhất.

 

Nhưng không phải như vậy. Nếu tiền đóng vai trò quan trọng như vậy, thì các nước mà giáo viên có mức lương cao nhất như Đức, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ,  có lẽ sẽ nằm trong số tốp các nước có nền giáo dục tốt nhất. Nhưng thực tế không phải như vậy. Thực tế, giáo viên giỏi thường có mức lương không cao hơn trung bình.

 

Các trường cũng không cố gắng cử một lượng lớn giáo viên đi thực tập và sau đó lựa chọn những người thành công nhất.

 

Singapore sát hạch các ứng cử viên một cách kỹ lưỡng trước khi đào tạo giáo viên và chỉ chấp nhận đủ số lượng cần thiết. Ngay khi được nhận, các ứng cử viên được Bộ Giáo dục tuyển dụng và ít nhiều được đảm bảo công việc.

 

Phần Lan cũng giới hạn việc cung cấp nhu cầu đào tạo giáo viên. Ở cả 2 nước này, giảng dạy là một nghề cao quý (vì có mức độ cạnh tranh rất khốc liệt) và ngân sách dành cho việc đào tạo giáo viên cũng rất lớn (vì số lượng ít).

 

Với chính sách khác nhau, hai hệ thống giáo dục của Hàn Quốc cũng cho thấy kết quả khác nhau. Để trở thành giáo viên tiểu học, yêu cầu bắt buộc là phải học 4 năm để lấy bằng đại học ở một trong số 12 trường đại học theo quy định. Và để được tuyển họ phải có bằng giỏi; các vị trí được phân bổ để đáp ứng các vị trí còn trống một cách hợp lý.

 

Khác với việc tuyển giáo viên tiểu học, để trở thành giáo viên trung học, ứng cử viên có thể học và tốt nghiệp bất kỳ trường nào trong số 350 trường đại học và tiêu chuẩn lựa chọn ít nhiều thông thoáng hơn. Điều này dẫn đến tình trạng “dư thừa” giáo viên trung học đủ trình độ và điều kiện - theo số liệu mới nhất 11 ứng cử viên cho 1 vị trí.

 

Kết quả là ở Hàn Quốc giảng dạy trong trường trung học có “địa vị” thấp hơn so với tiểu học; mọi người đều muốn trở thành giáo viên tiểu học.

 

Đào tạo giáo viên

 

Có được những con người tốt vẫn chưa đủ. Cần có chính sách khích lệ để họ tham gia các lớp học và tạo điều kiện cho họ thích nghi và hoà hợp.

 

Vì những lý do dễ hiểu, giáo viên ít nhận được chương trình đào tạo ngay trong lớp học của họ (trái lại, bác sĩ thường xuyên thực hiện việc đào tạo trong các khoa của bệnh viện). Nhưng các nước thành công vẫn đang nỗ lực để khắc phục khó khăn.

 

Mỗi năm giáo viên ở Singapore được hưởng 100 giờ đào tạo và chính phủ chỉ định giáo viên có thâm niên và chức vụ cao hơn giám sát sự phát triển nghề nghiệp của từng trường.

 

Ở Nhật Bản và Phần Lan, các nhóm giáo viên thường đến thăm và dự thính các lớp học của nhau và cùng nhau lên kế hoạch bài giảng.

 

Ở Phần Lan, các giáo viên dành một buổi chiều để làm việc này.

 

Ở Boston, nơi có một trong những hệ thống trường công tiến bộ nhất nước Mỹ, thời gian biểu được sắp xếp sao cho các giáo viên dạy cùng một môn có thời gian không phải lên lớp trùng nhau do vậy, họ có thời gian để lập kế hoạch chung. Điều này giúp phát triển ý tưởng tốt.

 

Một nhà sư phạm đã nhận xét “khi một giáo viên lỗi lạc của Mỹ nghỉ hưu, hầu hết các kế hoạch bài giảng và quy phạm mà thầy/cô này đưa ra cũng “nghỉ hưu”, trong khi khi một giáo viên Nhật Bản nghỉ hưu, thầy/cô này để lại một gia tài”.

 

Cuối cùng, các nước thành công nhất khác biệt không chỉ ở những người mà họ tuyển dụng làm giáo viên để mọi kế hoạch đi đúng hướng mà còn ở điều họ thực hiện khi mọi chuyện đi lệch hướng.

 

Vài năm qua, hầu hết các nước bắt đầu tập trung nhiều hơn vào các kỳ kiểm tra, cách thức phổ biến nhất để kiểm tra xem liệu các tiêu chuẩn có giảm đi hay không.

 

Nghiên cứu của McKinsey - hoàn toàn mang tính trung lập - chỉ ra rằng trong khi hàng năm Boston kiểm tra tất cả học sinh, sinh viên, Phần Lan lại gần như không tiến hành các kỳ thi quốc gia. Tương tự, các trường học ở New Zealand, Anh và xứ Wales được kiểm tra cứ 3 hoặc 4 năm một lần và kết quả được công bố rộng rãi.

 

Tuy nhiên, một điểm chung là hầu hết các nước phản ứng tức thời khi học sinh và các trường học bất đầu có dấu hiệu “thất bại”. Các trường hàng đầu can thiệp sớm và thực hiện thường xuyên. Phần Lan có đội ngũ giáo viên phụ đạo cho học sinh yếu kém nhiều hơn bất kỳ nước nào. Tương tự, Singapore cũng mở thêm các lớp dành cho 20% số học sinh yếu kém và giáo viên thường ở lại sau giờ dạy chính thức để giúp đỡ số học sinh này.

 

McKinsey kết luận có được đội ngũ giáo viên giỏi phụ thuộc vào cách bạn lựa chọn và đào tạo họ; việc giảng dạy có thể trở thành một nghề được nhiều sinh viên giỏi lựa chọn mà không cần phải có mức lương cao; và với các chính sách đúng đắn các trường và học sinh sẽ không bị tụt hậu.

 

Tiền không phải là tất cả

 

Chính phủ Anh đã thay đổi nhiều điểm trong chính sách giáo dục ở Anh và xứ Wales như ngân quỹ dành cho trường học, cách thức điều hành trường học, tiêu chuẩn chương trình giảng dạy, việc đánh giá và thi cử, vai trò của chính quyền địa phương, vai trò của chính phủ, việc nhận học sinh vào trường. Chỉ một điểm duy nhất chưa thay đổi là kết quả.

 

Theo Tổ chức Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia, suốt 50 năm qua, dường như vẫn chưa có tiến bộ gì đáng kể về tiêu chuẩn trong lĩnh vực biết đọc, biết viết và làm toán trong các trường tiểu học.

 

Những thay đổi trong chính sách giáo dục ở Anh và xứ Wales không phải là duy nhất. từ năm 1970, Australia đã tăng gần 3 lần ngân sách chi cho giáo dục/từng sinh viên. Nhưng vẫn chưa có bất kỳ tiến bộ nào.

 

Từ năm 1980, chi tiêu của Mỹ cũng tăng gần 2 lần và quy mô lớp học cũng được giảm xuống thấp nhất chưa từng có. Lại một lần nữa, vẫn chưa có gì xảy ra. Cho dù có nhiều biện pháp đã được thực hiện, nhưng dường như các tiêu chuẩn giáo dục vẫn đang “giậm chân tại chỗ”.

 

Tiêu chuẩn giáo dục của các nước rất khác nhau và được đánh giá cũng như đánh giá lại bằng chương trình của OECD về Đánh giá Sinh viên quốc tế (PISA) vốn cho rằng các nước đứng trong tốp đầu thường thực hiện các chính sách tốt hơn các nước trong tốp cuối và xác định nhóm các nước liên tục dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục: Canada, Phần Lan, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc.

 

Một câu hỏi đặt ra: các nước thành công trong giáo dục có điểm gì chung? Tuy nhiên, câu trả lời lại có vẻ gây nhiều ngạc nhiên. Không chi nhiều tiền hơn. Số tiền chi cho từng sinh viên của Singapore thấp hơn hầu hết các nước khác. Thời gian học cũng chẳng nhiều hơn. Sinh viên Phần Lan bắt đầu đi học muộn hơn và học ít giờ hơn so với sinh viên các nước giàu khác.

 

Nguyễn Anh

Theo Economist

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến148 khách