'Tôi và chúng ta' - sáng tạo hay chỉ là tái tạo?

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

'Tôi và chúng ta' - sáng tạo hay chỉ là tái tạo?

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 16 Tháng 7 2010, 14:39

Vào thời điểm ra đời (1984), vở kịch đã ăn sâu vào tiềm thức hàng triệu khán giả bởi khả năng dự báo thời cuộc. 28/6 vừa qua, Nhà hát Kịch Hà Nội đã nỗ lực dựng lại vở diễn trong một bối cảnh khác, với một lớp diễn viên khác.

Ra đời giữa những năm 80, đúng vào thời điểm đất nước khó khăn, công cuộc đổi mới chỉ vừa bắt đầu, Tôi và chúng ta (tác giả Lưu Quang Vũ) phê phán trực diện, quyết liệt vào sự trì trệ của cơ chế bao cấp, sự trì trệ trong sản xuất, tư duy. 20 năm sau, có những điều trong vở diễn không còn "thời sự" nữa, ví như chuyện "kế hoạch ba" hay khoán lương theo sản phẩm... Vì thế, thử thách lớn nhất với Nhà hát Kịch Hà Nội là làm sao Tôi và chúng ta vẫn hấp dẫn khán giả như 20 năm trước. Bởi theo ông Văn Sử, trưởng phòng Nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn, sự hấp dẫn của sân khấu và thị hiếu khán giả luôn mang tính chất động. Do đó, đạo diễn, diễn viên phải đi trước khán giả một bước chứ không phải đi sau hay ngang bằng. Điều này có nghĩa là cả đạo diễn lẫn diễn viên Nhà hát Kịch Hà Nội phải sáng tạo, bồi đắp cho kịch bản văn học chứ không phải đơn thuần phục hồi một tích cũ.

Tuy nhiên, NSƯT Hoàng Dũng và êkíp diễn viên trẻ vẫn bộc lộ sự lúng túng trong xử lý. Khả năng phát hiện sắc sảo, tư duy luận lý của tác giả kịch bản Lưu Quang Vũ đã không được thể hiện trọn vẹn trong hệ thống nhân vật và cấu trúc kịch. Một đôi chỗ, nhân vật Hoàng Việt, Nguyễn Chính, kíp trưởng Thanh bị biến thành loa phát ngôn với những câu thoại như: "Người chăm và kẻ lười được đối xử như nhau, người tài năng và kẻ dốt nát được hưởng chung một mức quyền lợi, thậm chí có những kẻ không làm gì cả, chỉ ngồi phán thôi, lại được vì nể hơn những người đã vất vả cống hiến. Chủ nghĩa xã hội gì mà lạ thế?", "Phải chăng công cuộc đổi mới vẫn đang diễn ra chậm?, "Những cái hôm qua đúng, hôm nay có thể là vật cản"...

Bên cạnh đó, dàn diễn viên trẻ, dù đầy nhiệt tình, vẫn chưa thể hiện cho ra nhân vật như lớp đàn anh đàn chị. Bởi nỗi khát khao đầy tính công dân trong lòng những diễn viên thời điểm năm 1984 là có thật, họ sống cùng vai diễn bằng chính lòng yêu ghét của mình. Thế nhưng, ở vở kịch của đạo diễn Hoàng Dũng, êkíp thực hiện mới chỉ được nghe kể về Tôi và chúng ta mà chưa hề một lần mục sở thị thế hệ trước trên sàn diễn. Diễn viên vào vai chính Đỗ Thanh Tùng cho biết: "Tôi chưa từng được xem Tôi và chúng ta trên sân khấu vì hồi đó còn quá nhỏ. Giám đốc Hoàng Việt là vai chính đầu tiên của tôi. Tính cách nhân vật không phức tạp nhưng tôi phải thể hiện làm sao để nhân vật không quá khô cứng và nguyên tắc. Khi được anh Dũng giao vai này, tôi thực sự rất lo vì cái bóng của anh Trần Vân (người thủ vai Hoàng Việt trước) để lại".

Sau đêm 28/6, Tôi và chúng ta sẽ được Nhà hát Kịch Hà Nội đem lưu diễn phương Nam. Trong tình trạng sân khấu lạm phát tấu hài hiện nay, việc dựng lại những vở chính kịch buộc người xem phải suy ngẫm và thay đổi lại như Tôi và chúng ta là điều đáng làm. Có điều, khán giả bây giờ, hệt như một cô gái nhà lành, cả tin, trong trắng đã quen với những lời trêu chọc cợt nhả và vô hình trung bị mai một khả năng nhận diện cái thật, cái đẹp. Vì thế, đến khi một người tình thật xuất hiện thì cô gái ấy sẽ rất khó rung động. Đó là lý do vì sao những vở kịch nghiêm túc kiểu Tôi và chúng ta càng cần sự sáng tạo của đạo diễn, diễn viên.

Hiền Hoà

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến249 khách


cron