Mất khách vì sản phẩm du lịch không độc đáo

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Mất khách vì sản phẩm du lịch không độc đáo

Gửi bàigửi bởi YTSTNews » 16 Tháng 7 2010, 15:05

Nguyên nhân khiến TP HCM thu hút hơn 2 triệu khách du lịch quốc tế mỗi năm, nhưng 70% trong số đó "một đi không trở lại", theo các chuyên gia, là do thành phố chưa có những sản phẩm du lịch độc đáo.

Tại Hội thảo khoa học Tuyên truyền, giới thiệu lịch sử, văn hóa Việt nam đối với du khách nước ngoài do Viện nghiên cứu xã hội TP HCM tổ chức, ngày 31/10, đại diện các viện, sở, ngành liên quan phân tích, yếu tố để đánh giá đánh giá khả năng phát triển bền vững của du lịch thành phố không chỉ nằm ở lượng du khách mà phải thông qua chất lượng sản phẩm du lịch bản địa.

sabfsdnha
Một đoàn du khách người Nga tại bảo tàng chứng tích chiến tranh TP HCM. Ảnh: L.H.

Theo các chuyên gia, dịch vụ, hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong sản phẩm du lịch không chỉ là những mặt hàng lưu niệm, tiêu dùng, mà phải bao hàm cả các sản phẩm vô hình, trong đó có thái đô, phong cách, phục vụ chu đáo, lịch sự của đội ngũ những người làm du lịch.

Ông Nguyễn Hồng Ân, Viện nghiên cứu xã hội TP HCM cho biết, nhu cầu hưởng thụ sản phẩm du lịch đặc sắc của du khách nước ngoài ngày một cao, nhưng chưa được thành phố quan tâm, phát triển. Vào mùa cao điểm, hệ thống nhà hàng, khách sạn TP HCM bộc lộ hàng loạt yếu kém. Các dịch vụ sinh hoạt ban đêm rất thu hút khách như Chợ đêm Bến Thành, Kỳ Hòa, phố ăn Chợ Lớn, qua 2 năm xây dựng phát triển cầm chừng và có nguy cơ thoái trào.

Tiến sĩ Phan Công Khanh, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, không gian vật chất của thành phố còn thiếu cả những thiết chế chuyển tải các giá trị tinh thần đến với du khách.

"Nhà hát Hòa Bình quá bé nhỏ để thiết kế những chương trình hoành tráng về lịch sử, văn hóa dân tộc, khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen quá chật chội so với Satafi của Băng Cốc, Thái Lan nên khách nước ngoài không chú ý", ông Khanh phàn nàn.

Theo ông, TP HCM nên giới thiệu lịch sử, văn hóa dân tộc theo không gian mở, gắn kết với không gian phụ cận giữa nội và ngoại thành. Ngành du lịch TP cần có sự quy hoạch, thiết kế nhất định từ chương trình đến thiết chế, từ ẩm thực đến chỗ nghỉ ngơi, từ biểu diễn nghệ thuật đến lễ hội, và cả điều kiện giao thông.

Thực trạng nguồn nhân lực không chuyên nghiệp, thiếu lao động có tay nghề, yếu về quản lý cũng được xem là nguyên nhân khiến du lịch TP HCM "mất điểm".

Tổng Cục Du lịch dự báo, đến năm 2010, Việt nam đón khoảng 6 triệu du khách quốc tế, 25-26 triệu khách nội địa, trong đó 70% lượng khách này đến TP HCM. Tuy nhiên, toàn ngành du lịch thành phố hiện chỉ có 800 hướng dẫn viên.

Không chỉ thiếu về số lượng, về chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch bị các chuyên gia than phiền gay gắt. Thạc sỹ Huỳnh Văn Sinh, trường cán bộ TP HCM kể lại câu chuyện hướng dẫn viên một công ty du lịch tại thành phố giải thích cho khách Hàn Quốc "sở dĩ gọi địa đạo là Củ Chi vì ở đây trồng nhiếu loại củ tên Chi", khiến nhiều đại biểu ngành du lịch dở mếu dở cười.

Còn Thạc sĩ Hồ Tường, Trung học nghiệp vụ Du lịch và Khách sạn thành phố cho rằng, hướng dẫn viên như những "sứ giả" lịch sử, văn hóa đối với du khách nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều kiến thức về văn hóa, lịch sử các em học được từ các cơ sở đào tạo ngành du lịch không chính xác do tài liệu không thống nhất và sai sót.

Theo bà Mai Thị Quế, Viện nghiên cứu xã hội TP HCM cho rằng, để khắc phục tình trạng hướng dẫn viên du lịch yếu kém, các trường cần đổi mới phương thức giảng dạy, cập nhật nội dung chương trình, chuẩn hóa phương pháp đào tạo. Còn các hướng dẫn viên phải tự ý thức vai trò, trách nhiệm bản thân với ngành du lịch thành phố.

Lan Hương

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
YTSTNews
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: 24 Tháng 7 2007, 17:55


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến259 khách


cron