(Dân trí) - Chợ ngựa, chợ cày…cùng hòa một phiên, nhưng tách riêng từ phiên chợ cũ. Đó cũng là cách mà người dân bản địa cố để giữ giá trị riêng của những gì còn lại...
Mỗi phiên chợ trải dài trên đất nước Việt Nam đều mang trong mình một nét độc đáo của người bản xứ. Ở Lào Cai, chợ Bắc Hà mang đậm dấu ấn sắc thổ cẩm, tự thân điểm tô cho vùng rẻo cao của Tây Bắc vào mỗi ngày phiên. Chợ xưa như bông hoa rừng tươi sắc mời gọi bầy ong tìm đến, thì giờ đây, bông hoa rừng ấy dường như nhạt sắc bởi chính màu sắc độc đáo của mình.
Ta sẽ thấy rõ trong chợ phiên Bắc Hà có chợ trong chợ. Chợ ngựa, chợ cày, chợ nông cụ sản xuất…cùng hòa một phiên, nhưng tách riêng từ phiên chợ cũ. Đó cũng là cách mà người dân bản địa cố để giữ giá trị riêng của những gì còn lại.
Nhịp sống nhanh và ồn ào có thể làm chợ Bắc Hà đông thêm vào mỗi phiên họp, nhưng rồi sự du nhập của vùng miền lại vô tình làm nhạt đi những đặc sản vốn có của chợ phiên người bản xứ. Giờ tìm đến chợ Bắc Hà trong cảnh nhộn nhịp, hòa trộn ngược xuôi, ngỡ ngàng tìm thấy trong sắc màu thổ cẩm nét văn hóa bản địa đang bị choáng ngợp trong muôn vàn kiểu sinh hoạt mà xưa kia hiếm.
Một cô gái Mông đứng chờ người quen ở chợ. Người Mông Bắc Hà có trang phục khác hẳn với người Mông ở Hà Giang.
Khu vực chợ trâu, bò.
Những món hàng thủ công của người bản xứ mang bán.
Khu vực chợ nông cụ.
Với những sạp bán đồ thổ cẩm thế này khách sẽ không thể tìm được cho mình món đồ độc đáo được làm bằng tay.
Bộ đồ cầu kỳ này chứng tỏ sự giàu có.
Hai người bạn vô tình gặp nhau ở phiên chợ.
Một lò rèn đang rèn lại dao và lưỡi cày.
Khu vực chợ ngựa.
Người ta mua cơm ở đây để mang vào ăn cùng món khác trong các cửa hàng ăn.
Khu bán rượu.
Những người quen biết nhau vô tình gặp gỡ trong quán thường gắp cho nhau miếng thịt rất mộc mạc.
Hai vợ chồng người Dao đang ăn trưa ở chợ.
Khu có chợ chim.
Chọn mua dao.
Một bắp cày bằng gỗ tốt có giá 5 - 6 trăm nghìn.
Hữu Nghị
Sưu tầm từ dantri