Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

“Độc chiêu” cho kỳ thi cuối

Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 7 2010, 13:32
gửi bởi YTSTNews
(Dân trí) - Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra và sẽ là kỳ thi cuối cùng theo kiểu “cổ điển” đã kéo dài gần 20 năm qua. Theo lịch trình, năm 2010, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ sang một “trang” mới.
Có lẽ, cũng là kỳ thi cuối cùng của trang cũ nên đến nay, ngành giáo dục đã có nhiều ý tưởng để khép lại lịch sử thi tốt nghiệp THPT kiểu này trong vinh quang. Không ít ý tưởng trong đó được đánh giá là rất táo bạo.
 

Chuẩn bị khí thế để bước vào một mùa thi nóng bỏng

“Đèn trời” soi xét chấm chéo

Sáng kiến chấm chéo được nảy ra từ sau kỳ thi tốt nghiệp THPT lần 1 năm 2008, Bộ GD-ĐT đã bất ngờ chấm thẩm định bài thi có dấu hiệu bất thường ở trên 20 địa phương và phát hiện ra hiện tưởng lỏng tay trong chấm thi. Như tại tỉnh Quảng Ninh, có 56/186 bài thi của thí sinh trong tỉnh chấm lỏng tay. Cụ thể có 43 bài vênh giữa hai kết quả chấm dưới 1 điểm, chín bài vênh 1-1,75 điểm.

Sau đó, Bộ đã quyết định, năm nay sẽ đổi chéo bài thi tự luận giữa các tỉnh để chấm thi: Thực hiện đổi chéo bài thi giữa các tỉnh lân cận nhau để chấm - Tỉnh A chấm bài cho tỉnh B, tỉnh B chấm bài cho tỉnh C…
 
Phản ứng trước quyết định này, lãnh đạo nhiều Sở GD-ĐT lo ngại thí sinh của mình sẽ bị “làm thịt” vì những giám thị vô tình. Trấn an cho sự lo ngại này, những người có trách nhiệm ở Bộ đều đưa ra khẳng định sẽ dùng “đèn trời” để soi xét, đó là Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2009. Theo Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) Trần Văn Nghĩa, trong hướng dẫn chấm thi đã quy định rất chi tiết để giám khảo phải chấm điểm từng ý trong bài thi của thí sinh tới từng 0,25 điểm.

Với barem rõ ràng, giám khảo không thể tùy tiện chấm “lỏng” quá hay “chặt” quá, mà phải chấm đúng. Bên cạnh đó, còn có lực lượng thanh tra chấm thi. Nếu phát hiện sai phạm, giám khảo sẽ bị xử lý kỷ luật theo vậy, ngoài hướng dẫn chi tiết barem điểm cho các câu trả lời. Bộ cũng sẽ hướng dẫn và có cơ chế để giám khảo có thể xử lý các tình huống khác nhau như những trường hợp thí sinh có sáng tạo, chọn cách giải khác với đáp án, nhưng vẫn cho ra kết quả đúng.

Tổng diễn tập trước thi

Không bắt buộc, nhưng Bộ khuyến khích các địa phương nên tổ chức các cuộc tổng diễn tập thi, để “tập huấn” cho cả thí sinh và giáo viên những tâm trạng tốt nhất trước khi diễn ra kỳ thi chính thức.

Ý tưởng tổng diễn tập này xuất phát từ quyết định tổ chức thi theo cụm. Trên địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cho học sinh lớp 12 hoặc thí sinh tự do thi theo các cụm trường. Mỗi cụm có ít nhất 3 trường THPT (hoặc 3 trung tâm giáo dục thường xuyên), có thể thành lập Hội đồng hỗn hợp 2 trường THPT và 2 trung tâm GDTX, tập trung về thành phố, thị xã, thị trấn nơi có điều kiện tốt hơn để tổ chức thi.

Mỗi cụm trường thành lập một Hội đồng coi thi. Tuy nhiên, địa phương nào có lý do chính đáng trong việc không tổ chức thi theo cụm thì cần giải trình với Bộ và Bộ sẽ đưa ra phương án riêng để giải quyết.
 
Hiện, Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, đơn vị chịu trách nhiệm ra đề cũng đã có xây dựng xong cấu trúc đề thi cho thí sinh ôn luyện, trong đó cũng có cả những đề mẫu để cung cấp cho những địa phương nào có điều kiện tổ chức tổng diễn tập.

Những gút mắc còn lại về các quyết định tổ chức kỳ thi này hiện nay chủ yếu xoay quanh câu hỏi liệu ngành giáo dục có tiên liệu được hết những phức tạp có thể xảy ra quanh việc tổ chức thi theo cụm không? Chẳng hạn như phức tạp về chuyện lo nơi ăn chốn ở cho thí sinh những ngày trọ thi? An toàn đi lại cho thí sinh, giao thông có đảm bảo thông suốt để không ảnh hưởng đến kỳ thi?

Lý giải về những thắc mắc này, lãnh đạo ngành giáo dục cho rằng việc tổ chức thi theo cụm, những năm trước, Nghệ An cũng tổ chức thi cụm. Thừa Thiên - Huế tập trung toàn bộ thí sinh về TP để thi. Thực tế ở các địa phương đó đã chứng tỏ việc thi cụm không khó thực hiện.

 Mai Minh

Sưu tầm từ dantri