5 thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam 2007
Trả lời phỏng vấn của TTXVN về nhưng thành tựu nổi bật của ngoại giao Việt Nam trong năm 2007, Phó Thủ tướng nêu ra 5 thành tựu nổi bật nhất:
Đưa khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, nhất là các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới và mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác tiềm năng khác. Đối ngoại đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đấu tranh có hiệu quả chống mọi âm mưu can thiệp, chống phá Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Công tác ngoại giao phục vụ kinh tế được thúc đẩy mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc đạt kỷ lục về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), viện trợ phát triển (ODA), thương mại, du lịch, lao động và kiều hối…, mở ra những cơ hội phát triển kinh tế nước ta trong những năm tới.
Hoạt động ngoại giao đa phương tiếp tục được triển khai tích cực, nổi bật trong năm qua là việc Việt
Công tác bảo hộ công dân và vận động người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục thu được những kết quả quan trọng qua những chính sách và biện pháp cụ thể như Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài; bảo vệ các quyền lợi chính đáng của cộng đồng người Việt, lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân, lao động, công dân Việt Nam ở nước ngoài; hỗ trợ cứu nạn bà con ngư dân ta bị thiên tai, bão lụt...
Công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại tiếp tục đổi mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, thân thiện, thuỷ chung và là một điểm đến an toàn của thế giới.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao cũng cho biết, trước những vận hội mới của đất nước, ngành Ngoại giao đã chọn năm 2007 là năm Ngoại giao kinh tế để phát huy mạnh mẽ hơn nữa lợi thế của Ngoại giao cho sự nghiệp phát triển đất nước. Những kết quả đáng kể nhất của hoạt động này là:
Thứ nhất, gắn kết ngày càng hiệu quả chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại. Các chuyến thăm cấp cao trong năm qua của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã thành công trên nhiều phương diện cả về chính trị và kinh tế, nâng quan hệ giữa ta với các nước tới thăm lên một tầm cao mới, đưa đến những thoả thuận kinh tế với tổng giá trị lên tới hàng chục tỷ đô la Mỹ.
Thứ hai, ngành Ngoại giao đã làm tốt công tác tham mưu, đóng góp hiệu quả vào việc triển khai quan hệ với các nước đối tác hàng đầu. Bộ Ngoại giao đã khuyến nghị và chủ trì tổ chức để Thủ tướng ta dự Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos. Chuyến công tác ngắn nhưng rất hiệu quả này đã mở ra cơ hội hiện thực cho việc Việt Nam đăng cai tổ chức Diễn đàn kinh tế thế giới về Đông Á vào năm 2009 và các hoạt động của các CEO lớn của thế giới tại Việt Nam trong những năm tới.
Bộ Ngoại giao cũng tham mưu cho Chính phủ về tranh thủ nguồn vốn nhàn rỗi ở vùng Vịnh (Trung Đông) và triển khai mạnh các biện pháp để tranh thủ nguồn vốn này. Chưa bao giờ có sự quan tâm lớn như vậy của các nước Trung Đông - châu Phi tới quan hệ các mặt với Việt
Thứ ba, Bộ Ngoại giao đã triển khai nhiều hình thức đa dạng hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp hiệu quả và thiết thực.
Năm 2007 cũng là năm đầu tiên Bộ Ngoại giao chủ động tổ chức đón các Đoàn doanh nghiệp lớn của các nước sang thăm và tìm hiểu cơ hội kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Nổi bật là đón Chủ tịch Tập đoàn GE (Mỹ), hai đoàn doanh nghiệp lớn của Thái Lan do Lãnh đạo tập đoàn Amata và CP dẫn đầu, tập đoàn Tân Hoa (Hồng Kông); tập đoàn Tata (Ấn Độ); hỗ trợ hoạt động của Hội đồng Kinh doanh Mỹ -ASEAN với đại diện 18 tập đoàn hàng đầu của Mỹ vào tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh ở Việt Nam, mở ra cơ hội hiện thực đầu tư nhiều tỷ đôla Mỹ vào nước ta trong những năm tới.
PV