Đi “chợ âm phủ” mua chiếu
Trăm người bán…
Khắp các ngả đường, người bán chiếu lũ lượt đổ về xã An Dục. Hàng được vận chuyển bằng nhiều phương tiện, từ quang gánh, xe đạp, xe máy, xe kéo đến ô tô.
Chợ “âm phủ” giống như bao phiên chợ quê bình thường khác với nền lát gạch và có vài dãy nhà. Chợ rộng khoảng 10.000m2, nằm sát chùa. Mới 1 giờ sáng nhưng chợ đã rất đông. Theo người quản lý chợ An Dục thì có khoảng trên 1.000 người bán, chủ yếu là dân xã An Dục. “Chợ “âm phủ” họp theo phiên vào các ngày 2 và ngày 7 âm lịch hàng tháng. Vào ngày họp chợ, cả làng cứ náo động cả lên”, anh này cho hay.
Khắp chợ chỉ thấy toàn chiếu. Chiếu có nhiều loại khác nhau, được làm từ nhiều loại nguyên liệu, với nhiều kích cỡ, màu sắc. Vợ chồng chị Hoa bán nhiều hàng, trông không xuể nên dù giữa đêm cũng bắt con thức trông hàng. Chị bảo tất cả các gia đình trong xã đều dệt chiếu mưu sinh. Mỗi năm nguồn thu từ nghề này của xã lên đến hàng tỷ đồng. Trước đây người dân chỉ coi dệt chiếu là một nghề phụ nhưng đến nay nó đang trở thành nghề chính, tạo việc làm ổn định và thu nhập cao cho bao gia đình.
… vạn người mua
Người bán tấp nập, người mua cũng đông không kém. Không chỉ có người Thái Bình mà họ đến từ các tỉnh thành xa xôi như Hải
Anh Nguyễn Văn Hiệp ở Thanh Miện (Hải Dương) là khách hàng quen ở chợ “âm phủ” cho biết: “Thanh Miện cũng có nơi sản xuất chiếu nhưng tôi thích chiếu ở đây. Mẫu mã đẹp mà giá cả lại hợp lý.” Mỗi lần sang chợ, anh đánh hẳn ô tô tải để có thể chở vài trăm đôi chiếu về bán.
Chiếu An Dục thường được lòng khách nhờ đôi tay khéo léo và trí sáng tạo của người nghệ nhân. So với chiếu ở nơi khác, chiếu An Dục có kỹ thuật cải tiến điêu luyện, bề ngoài đa dạng và sinh động mà nhiều nơi khác chưa làm được; biên chiếu bền, đẹp cũng làm tăng thêm giá trị của chiếc chiếu An Dục.
Thắc mắc vì sao chợ lại họp vào giờ “oái ăm” như vậy? Người dân cho biết họp chợ sớm để ban ngày còn làm sản xuất và nhường chợ lại cho các giao dịch buôn bán khác.
Ông Phạm Văn Tuấn, năm nay đã bước sang tuổi thất thập cổ lai hy, vẫn ra chợ từ rất sớm. Ông đến không chỉ để mua hàng mà còn muốn hòa mình vào không khí đặc biệt của buổi chợ “âm phủ”. “Chợ âm phủ là một hình thức chợ độc đáo tồn tại trong nền văn hoá Việt
Lưu Hạnh