HaBiotech: Bài học từ những nước láng giềng

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

HaBiotech: Bài học từ những nước láng giềng

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 13:50

(Dân trí) - “Hiện thực nhắc nhở chúng ta không phải giấc mơ nào cũng thành hiện thực và hiện thực rất khác những giấc mơ” - một chuyên gia trong lĩnh vực đô thị công nghệ, đô thị đặc thù “nhắc khéo” về dự án HaBiotech của Hà Nội…
 >>  Đô thị sinh học - Giấc mơ hoá rồng của Thăng Long?
 
Bình luận về mô hình đô thị công nghệ sinh học (Biotech) - một dạng của thành phố công nghệ (Technopolis), Viện Quy hoạch kiến trúc đô thị (UAI) trình bày một phương pháp tiếp cận độc đáo theo triết học phương Đông. Phân tích theo Kinh Dịch, bản chất của Khu trung tâm công nghệ cao là nơi tập trung, nuôi dưỡng và sử dụng trí tuệ. Cả ba công năng chính này đều tương ứng với hai quẻ Tiểu Súc và Đại Súc trong Kinh Dịch.

Tiểu Súc là con đường nhỏ, nghĩa là nhằm đạt được những hiệu quả ứng dụng nhất thời. Những kết quả này thường mang tính cục bộ một vùng hoặc một nước, có tác dụng cải thiện hình ảnh bên ngoài, tạo lợi thế marketing v.v. Con đường lớn là Đại Súc, nhằm tạo những trung tâm công nghệ mũi nhọn, có tầm cỡ đi đầu trên thế giới về một lĩnh vực nào đó.

Hai con đường này có những điều kiện xuất phát điểm, cách quản lý khác nhau. Tiểu Súc chỉ cần đông người trong khi Đại Súc đòi hỏi phải có một văn hoá sáng tạo vô điều kiện. Xem xét các yếu tố thực tế trong nước và tình hình nhiều Technopolis trên thế giới, báo cáo nhận định Việt Nam có thể tiếp cận theo hướng Tiểu Súc là thích hợp.

Habiotech - Đối chiếu dữ liệu của WHO

Từ những số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), TS KTS Shacha Hayselmayer đến từ AA Graduate School (Vương quốc Anh) đưa ra những số liệu công bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để phân tích triển vọng phát triển dự án Đô thị sinh học Habiotech của Hà Nội.
So sánh chi phí y tế cho cá nhân/năm và tuổi thọ trung bình một vài quốc gia.

WHO nhận định, Việt Nam là một nước nghèo, chi phí cho chăm sóc sức khỏe rất thấp (86USD/ người /năm), chỉ bằng 1/10 Hàn Quốc hay 1/30 Đức, nhưng tuổi thọ trung bình đạt 61, vượt Thái Lan (60) trong khi chi y tế của nước này lớn gần gấp 3 (223USD/người/năm). Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là 36,7/1000 tương đương với Thổ Nhĩ Kỳ, Brazil, Algeria. Mặc dù thu nhập thấp so với nhiều nước nhưng Việt Nam lại có hệ thống Y tế cơ sở diện rộng với hơn 600 bệnh viện huyện và 9.806 trạm y tế xã, phường. Người Việt Nam tiếp cận các dịch vụ y tế đa dạng, từ Tây y, Đông y và các loại thuốc dân gian…

Vấn đề của Việt Nam, tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông tăng cao hơn vì bệnh tật. Nguyên nhân tử vong vì nghiện ngập, rượu bia, thuốc lá, ngộ độc thực phẩm, suy dinh dưỡng và gần đây gia tăng những dịch bệnh do môi trường sống ô nhiễm. TS. Hayselmayer cho rằng ở quy mô toàn xã hội, nên tăng cường chất lượng Y tế cấp cơ sở hơn là chú trọng đến tập trung cho công nghệ y tế chất lượng cao. Việc cần làm ngay là điều chỉnh hành vi, nhận thức phòng ngừa bệnh tật hơn là nghiên cứu các phương pháp điều trị hay tìm ra loại thuốc đặc hiệu.
Một khu công nghệ cao xây trên đất trường ĐH, đã 10 năm nay không mấy thay đổi.

Vị tiến sỹ đến từ ĐH hàng đầu thế giới về kiến trúc cũng phân tích triển vọng hút đầu tư của Habiotech. Số liệu cho thấy người dân VN bỏ tiền túi ra chi phí Y tế chiếm 86,1% - lớn so với nhiều quốc gia, nhưng do thu nhập thấp nên tổng giá trị không đủ hấp dẫn những tập đoàn Y dược lớn. “Là doanh nghiệp, các tập đoàn ưu tiên đến thị trường, lợi nhuận hơn là từ thiện” - TS.Hayselmayer cho rằng dự án đưa ra dự báo có phần lạc quan.

Bài học từ láng giềng

Phó giám đốc dự án phát triển Tecnopolis của Singapore , KTS TS.Arthua Aw đã đưa ra danh sách dài những trung tâm công nghệ cao trên khắp thế giới không thành công, ngay tại các nước phát triển cao, ví như ở Nhật Bản.
 
Một khu Technopolis tại Singapore, vị trí khu nhà ở, trường ĐH kỹ thuật, viện nghiên cứu, Bệnh viện và các trục giao thông thành phố.

Singapore, một thành phố hình mẫu, đi lên từ dịch vụ giao thương nay đang phấn đấu trở thành trung tâm tài chính, công nghệ cao. Khu phố xưa làm hương vòng nay là những nhà máy dược phẩm xuất khẩu khắp thế giới. Trung tâm công nghệ cao hình thành từ bệnh viện lớn có uy tín, chăm sóc y tế cho người dân bản địa và từ các nước trong khu vực, đem lại nguồn ngoại tệ không nhỏ.

Lấy hạt nhân là Bệnh viện Tổng hợp để kết nối 7 trung tâm khác, thành công của Singapore là khơi thông các không gian liên kết giữa Trung tâm Y tế, trường đại học, viện nghiên cứu, các không gian công cộng (hội họp , thể thao, dịch vụ mua sắm giải trí…). Singgapore với 40 % lao động nhập khẩu, môi trường làm việc rất hấp dẫn và khuyến khích sáng tạo. Các chuyên gia giỏi chọn Singapore là điểm dừng chân tạm thời còn đích đến tiếp theo là Bắc Mỹ, Tây Âu.
 
 Hai mặt Manila, thủ đô của Philippines, những khu nhà hiện đại ngay sát các khu phố lộn xộn.

Thủ đô Manila của Philippines rất hiện đại, nhiều đô thị đại học được quy hoạch  rộng mênh với những khu công nghệ cao. Tuy vậy những bức ảnh cho thấy không khí quạnh hiu. Hàng chục năm qua, những khu công nghệ vẫn im lìm bên cạnh một thế giới thay đổi từng ngày. Một quốc gia nói tiếng Anh, người Mỹ ở đây đã khá lâu, đất nước 80 triệu dân cũng kêu gọi đầu tư nước ngoài từ những năm 1970, hàng năm hút lượng kiều hối tới 18 tỷ USD… Tuy vậy không mấy ai biết đến những trung tâm công nghệ cao đã có ở đây.

“Hiện thực của Manila nhắc nhở chúng ta không phải giấc mơ nào cũng thành hiện thực và hiện thực rất khác những giấc mơ” - TS.Arthua nói.

Trần Huy Ánh

Sưu tầm từ dantri
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến203 khách


cron