Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Mầm sống - 'diễn từ tạo hình của tình yêu'

Gửi bàiĐã gửi: 16 Tháng 7 2010, 14:45
gửi bởi Theme Hunter

Đã trải qua những khúc quanh của cuộc đời, tôi tin nghệ thuật là sự thăng hoa. Thăng hoa trong sáng tạo và nỗi nhọc nhằn của sự tự phủ định", con gái cả của nhà văn Kim Lân, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, tâm sự tại khai mạc triển lãm "Dòng chảy II - Mầm sống" của chị ở Hà Nội hôm 4/12.

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.
Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.

Xuất phát từ quan niệm về trời tròn đất vuông và những phát hiện về sức sinh sôi mãnh liệt của sự sống, tác phẩm sắp đặt Mầm sống của chị là sự hiện hữu của triết lý về cái chết và sự tái sinh. 64 quả trứng được họa sĩ sắp xếp chen lấn trên một vồng cát trắng. Mỗi quả trứng tồn tại ở một dạng thức sinh sôi khác nhau. Có những quả chưa nở, có quả mới nứt vỏ nhưng cũng có quả đã hé lộ ra sự sống cứng cáp và xanh tươi.

Bước vào tuổi 60, độ tuổi đủ trải nghiệm để không còn ngây thơ nhìn cuộc đời từ một phía, những quả trứng trong tác phẩm của Nguyễn Thị Hiền phôi thai nên cả tình yêu lẫn tội ác, cả những tiếng hát hòa bình lẫn bom đạn chiến tranh. Tâm sự về ý tưởng của sắp đặt Mầm sống, họa sĩ cho biết: "Đến một độ tuổi nào đó, tôi bắt đầu biết quý mỗi phút giây sự sống khi chứng kiến những người thân yêu bên cạnh mình lần lượt ra đi. Tôi đang sống cũng có nghĩa là tôi đang tiến dần đến cái chết. Mỗi một giây, có bao nhiêu sự sống được sinh ra nhưng cũng có biết bao sự sống bị tiêu diệt, có những điều tốt đẹp được nhân lên nhưng cũng không ít sự xấu xa nảy nở".

Một tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Thị Hiền.

Sau Dòng chảy I diễn ra tại TP HCM tháng 6/2005, Dòng chảy II - Mầm sống là triển lãm cá nhân đầu tiên của Nguyễn Thị Hiền tại Hà Nội. Nổi tiếng từ rất sớm với một loạt giải thưởng trong và ngoài nước, nhưng sự nghiệp của Nguyễn Thị Hiền bị đứt đoạn nhiều vì những thăng trầm của cuộc sống. Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ với rất nhiều tài năng nghệ thuật (bố là nhà văn nổi tiếng, 5 trong số 7 anh em của chị là họa sĩ), Nguyễn Thị Hiền vẫn lưu giữ những ký ức đẹp, đầy cảm xúc về những tháng ngày thơ ấu của mình: "Bố là người thày đầu tiên và là người thày lớn. Hồi bé, trong những ngày hè, chúng tôi chỉ được ông cho nghỉ 3 ngày. Những tháng ngày còn lại đều răm rắp thực hiện theo một thời gian dày đặc như sau: sáng - học mỹ thuật; chiều - vẽ phong cảnh; tối - đi vẽ ký họa. Vì vậy, tôi và Thành Chương thường xuyên lang thang, la cà cùng nhau nên rất hiểu nhau. Nhưng sau này lớn lên, mỗi người có một cuộc sống, một thân phận riêng nên cách cảm nhận cuộc sống của chúng tôi có những điểm khác nhau. Nhưng chúng tôi vẫn có những mối đồng cảm nhất định trong nghệ thuật bởi chúng tôi lớn lên trong cùng một phương pháp giáo dục, một môi trường văn hóa".

Ngoài tác phẩm sắp đặt, Dòng chảy của Nguyễn Thị Hiền còn đem đến những bức tranh phô diễn sức mạnh của hình khối và ý tưởng với những thông điệp nồng nàn mà nhà thơ Dương Tường gọi là "diễn từ tạo hình của tình yêu".

Triển lãm của chị diễn ra tại Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội) và sẽ kéo dài đến 6/1/6007.

L.H.

 
Sưu tầm từ vnexpress