Nhà tạo mẫu và cuộc chơi chất liệu

Nơi đăng và chia sẽ các Thông tin, tin tức về Ý tưởng và Sáng tạo trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Nhà tạo mẫu và cuộc chơi chất liệu

Gửi bàigửi bởi Zelda » 16 Tháng 7 2010, 14:59

Chất liệu là một trong những yếu tố quan trọng hình thành nên tên tuổi nhà tạo mẫu. Bởi thế, việc tìm kiếm vải đẹp, mới và độc đáo đang là cuộc chơi thú vị mà nhiều người muốn lao vào.

Nếu như vài năm trước đây, Minh Hạnh có công tạo nên những bộ sưu tập đầy màu sắc từ thổ cẩm, dấy lên làn sóng dùng thổ cẩm để may trang phục thì đầu năm 2004, Võ Việt Chung cũng "ghi điểm" nhờ việc khôi phục chất liệu truyền thống lãnh Mỹ A, lụa Tân Châu (An Giang). Anh tâm sự, công đầu trong việc khôi phục là của mẹ. Chính bà đã lặn lội về Tân Châu, nơi bà sinh ra để gợi ý người dân địa phương vực dậy nghề dệt lụa cổ xưa. Những khung dệt cũ kỹ tưởng rằng sẽ mãi nằm yên trong góc nhà nay đã hoạt động trở lại. Nhờ chất liệu này mà Võ Việt Chung đã được bạn bè quốc tế biết đến nhiều hơn. "Một số người ở các nước như Mỹ, Italy, Nhật Bản... chỉ nhìn vào mẫu thiết kế bằng lãnh Mỹ A, lụa Tân Châu đã nhận ra ngay đó là của tôi", Việt Chung cho biết. Không dừng lại ở đó, anh còn quyết tâm đi tìm hạt huyền tận Hà Tiên. Hạt huyền điểm xuyết trên lãnh Mỹ A, lụa Tân Châu lạ và độc đáo, thu hút khá nhiều khách hàng.

Nhà thiết kế Việt Hùng thì thường xuyên "truy lùng" những phụ liệu đính trên áo như ngọc trai, pha lê, xà cừ, đá quý ở tận miền Bắc. Riêng vải vóc thì không chỉ tìm trong nước, anh còn sang Hàn Quốc và cả Campuchia với hy vọng tìm được vải lạ. Riêng các loại voan ánh, voan kim tuyến, Việt Hùng phải nhờ đến các đầu mối từ Hàn Quốc.

Ở Việt Nam, chất liệu vẫn chưa đa dạng, nên đây vẫn là bài toán nan giải. Nhà thiết kế Lê Minh Khoa, Quốc Bình, Vương Đình Hải, Khánh Hòa nhận định, muốn không "đụng hàng" hãy tự mình tạo nên chất liệu. Đó cũng chính là lý do mà Lê Minh Khoa ngày đêm miệt mài tạo nên những đường bèo nhún, cắt cúp, ghép nối độc đáo trên vải để khi nhìn vào sản phẩm có thể nhận ra ngay "phong cách Lê Minh Khoa". Anh cho biết: "Nhiều người không tin tôi đã dùng tay xử lý chất liệu có sẵn. Tôi thường phối chất liệu cứng với mềm, dập vải nhăn, có khi... rách luôn cả vải nhưng nhìn vào rất lạ". Quốc Bình lại cho rằng: "Ghép nối và tạo nên chất liệu cho riêng mình rất khó. Cần khéo léo trong xử lý vải và màu sắc, nếu không sẽ thất bại". Việc tự tạo ra chất liệu đã mang về cho anh giải cao nhất của cuộc thi Vietnam Collection Grand Prix 2000, giải thưởng của Viện thiết kế Murase và giải Special Producer cuộc thi Asia Collection Makuhari (Nhật Bản). Đặc biệt, hiện nay, Quốc Bình là một trong số ít nhà thiết kế sử dụng 100% chất liệu nội. Anh nói: "Nếu như phụ thuộc vào chất liệu ngoại thì giá thành cao và mình không chủ động được nguồn hàng với số lượng nhiều".

So với Minh Khoa, Quốc Bình thì Đình Hải có vẻ đơn giản hơn khi anh chỉ ghép nối với chất liệu có sẵn như voan, gấm, linen, đũi. Trong Festival Huế vừa qua, anh cũng đã ra mắt khán giả bộ sưu tập E ấp nụ hoa bằng sự ghép nối giữa gấm và voan khá lạ mắt. Đây cũng là xu hướng mà khá nhiều nhà thiết kế trẻ khác như Trọng Nguyên, Diệu Anh, Thu Giang, Tuấn Kiệt... hướng đến.

(Theo Thanh Niên)

Sưu tầm từ vnexpress
Hình đại diện của thành viên
Zelda
 
Bài viết: 69
Ngày tham gia: 12 Tháng 7 2007, 02:35


Ads are not endorsed by ytuongsangtaovn.com or the staff thereof and visitors should perform their own due diligence on the product or service offered.

Google Ads
 
Đến từ: Google.com

Quay về TT YT&ST về Văn hóa - Xã hội - Giáo dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến254 khách


cron